Danh mục

Lý Thuyết Tín Dụng Ngân Hàng: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.21 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

A. CƠ CẤU CHƯƠNG 1. Tổng quan và mục tiêu 2. Chương trình sản phẩm tín dụng 3. Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới 4. Quy trình phê duyệt sản phẩm mới 5. Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới 6. Triển khai thử nghiệm sản phẩm mới 7. Đánh giá xem xét lại sau khi triển khai sản phẩm mới
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Tín Dụng Ngân Hàng: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM A. CƠ CẤU CHƯƠNG 1. Tổng quan và mục tiêu 2. Chương trình sản phẩm tín dụng 3. Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới 4. Quy trình phê duyệt sản phẩm mới 5. Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới 6. Triển khai thử nghiệm sản phẩm mới 7. Đánh giá xem xét lại sau khi triển khai sản phẩm mới B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Tổng quan và mục tiêu Chương này miêu tả quy trình triển khai các sản phẩm tín dụng mới hay áp dụng những thay đổi đối với các sản phẩm tín dụng hiện tại ở NHNo&PTNT VN nhằm mục đích xây dựng một quy trình phê duyệt sản phẩm mới và đánh giá sản phẩm mới một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp NHNo&PTNT VN đạt được mức độ linh họat cao trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Mục đích cụ thể của quy trình này bao gồm: - Các Sản Phẩm mới và/hoặc thay đổi sản phẩm hiện có được phát triển và triển khai theo một quy trình đã định trước. - Quy trình cho phép xem xét và đưa vào áp dụng các Sản phẩm mới và thay đổi sản phẩm hiện có một cách hiệu quả và kịp thời. - Các mục tiêu kinh doanh được cân bằng với nhu cầu có xem xét các rủi ro liên quan đến Sản Phẩm mới. - Tất cả các bên có thể có lợi ích từ sản phẩm mới đều có cơ hội tham gia ý kiến trước khi sản phẩm đó được chính thức đưa ra. Quy trình này giúp ngân hàng đảm bảo xác định được và cân nhắc cẩn trọng tất cả các rủi ro chính yếu (bao gồm cả rủi ro về danh tiếng). 2. Chương trình sản phẩm tín dụng Một chương trình sản phẩm tín dụng là một quy trình đánh giá rủi ro chuẩn tắc được Ngân hàng áp dụng khi một sản phẩm tín dụng mới được đưa ra thị trường hay một sản phẩm tín dụng được điều chỉnh để đưa ra thị trường. Quy trình Chương trình sản phẩm tín dụng mới giúp Ngân hàng có một cơ cấu đánh giá rủi ro hiệu quả được áp dụng thông suốt trong toàn hệ thống của ngân hàng. Một chương trình sản phẩm tín dụng là điều kiện cần trước khi đưa sản phẩm tín dụng mới hay sản phẩm tín dụng được sửa đổi ra thị trường. Bộ phận có trách nhiệm phát triển sản phẩm tín dụng mới / thay đổi sản phẩm tín dụng. Công tác phát triển sản phẩm tín dụng mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng có thể phát sinh từ các Ban Tín dụng hoặc Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT VN. Các Ban Tín dụng và Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh khi đề xuất sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng sẽ chịu trách nhiệm hoàn tất chương trình sản phẩm tín dụng. 3. Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới “Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới” được thành lập để đảm nhận trách nhiệm xem xét và phê duyệt tất cả các sản phẩm mới hoặc những thay đổi đối với sản phẩm tín dụng hiện có trước khi chúng được đưa ra thị trường. Hội đồng này được triệu tập họp khi cần thiết. Hội đồng cũng có thể xem xét và phê duyệt chương trình sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm tín dụng hiện có thông qua việc thông tin liên lạc nội bộ giữa các thành viên Hội đồng. Nếu một đề xuất về một sản phẩm mới có tính phức tạp cao cần phải được thảo luận trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng thì Bộ phận đề xuất sản phẩm mới phải chịu trách nhiệm tổ chức một cuộc họp của Hội đồng. Trong trường hợp đó, tờ trình về sản phẩm mới phải được gửi tới các thành viên Hội đồng tối thiểu 10 ngày làm việc trước ngày dự định họp. Các thành viên của Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới bao gồm những thành viên sau: Đại diện Ban điều hành NHNo&PTNT VN (gồm Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng Giám - đốc) Đại diện Hội đồng quản trị - Trưởng Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh - Trưởng ban nghiệp vụ nơi sẽ triển khai đưa sản phẩm ra thị trường (với sản phẩm tín - dụng là ban tín dụng liên quan) Trưởng Ban tín dụng - Trưởng Ban Pháp chế - Trưởng Ban tài chính – kế toán - Trưởng Ban Kế hoạch tổng hợp - Trưởng Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ: Bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập - Trưởng các Phòng ban có thể có liên quan (tuỳ thuộc tính chất của sản phẩm mới) - 4. Quy trình phê duyệt sản phẩm mới Quy trình phê duyệt sản phẩm mới bao gồm các bước chính sau đây: Tại Trung tâm điều hành 1. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh và/hoặc Ban Tín dụng soạn thảo bản đề xuất ý tưởng về sản phẩm mới trình Ban Lãnh đạo thông qua về nguyên tắc. 2. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh và/hoặc Ban Tín dụng phối hợp lập Ban/Tổ Đề án đề nghiên cứu xây dựng Đề án chi tiết. Trong Đề án chi tiết phải nêu rõ các rủi ro và giải pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến sản phẩm mới đó. Chi tiết về nội dung sẽ được nêu rõ trong phần Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới dưới đây. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề án phải lấy ý kiến đóng góp của các phòng ban liên quan trong ngân hàng. 3. Chương trình sản phẩm mới được đệ trình lên Hội đồng Phê duyệt Chương trình Sản phẩm Mới để phê duyệt. 4. Sau khi chỉnh sửa Đề án chương trình sản phẩm mới theo ý kiến của Hội đồng Phê duyệt Chương trình sản phẩm mới, Hội đồng Phê duyệt sẽ thông qua một lần nữa. 5. Bản đề án sau đó sẽ được trình lên HĐQT để phê duyệt lần cuối. 6. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh và/hoặc Ban Tín dụng phải duy trì hồ sơ của toàn bộ các sản phẩm được phê duyệt kèm theo các điều kiện phê duyệt. Tại Chi nhánh Phòng tín dụng đề xuất ý tưởng về sản phẩm mới, lập bản đề xuất ý tưởng trình lên Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh Trung tâm điều hành NHNo&PTNT VN. Ban Nghiờn cứu Chiến lược kinh doanh sẽ phối hợp với Ban Tín dụng triển khai nghiên cứu. 5. Nội dung bản đề án chương trình sản phẩm mới Bản đề án phê duyệt sản phẩm mới phải được gửi đến các thành viên Hội đồng ít nhất 10 ngày trước ngày Hội đồng dự kiến họp. Điều này nhằm cho phép các uỷ viên Hội đồng có đủ thời gian để xem xét bản đề án và nếu cần sẽ yêu cầu đơn vị đề xuất cung cấp ...

Tài liệu được xem nhiều: