Danh mục

Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 105.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi đã được kể rằng tất cả mọi người đều có những giấc mơ, nhưng một vài người có thói quen quên chúng ngay trước lúc tỉnh dậy. Điều này dường như cũng xảy ra với tôi. Bởi vậy tôi không biết liệu tôi đã bao giờ mơ thấy được nói bài diễn thuyết này chưa. Tôi biết rằng tôi đã ở trong căn phòng này trước kia nhưng đó là trong cuộc sống thực khi tôi đang thức. Nếu tôi đã từng đọc bài diễn thuyết này trong giấc mơ của tôi, thì chắc chắn đề tài sẽ là lý thuyết vể sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó Robert M. Solow ­ Bài diễn thuyết đoạt giải.  Phiên Dịch: Hồ Phương Nga  Tôi đã được kể rằng tất cả mọi người đều có những giấc mơ, nhưng một vài người có thói quen  quên chúng ngay trước lúc tỉnh dậy. Điều này dường như cũng xảy ra với tôi. Bởi vậy tôi không  biết liệu tôi đã bao giờ mơ thấy được nói bài diễn thuyết này chưa. Tôi biết rằng tôi đã ở trong căn  phòng này trước kia nhưng đó là trong cuộc sống thực khi tôi đang thức. Nếu tôi đã từng đọc bài  diễn thuyết này trong giấc mơ của tôi, thì chắc chắn đề tài sẽ là lý thuyết vể sự tăng trưởng kinh  tế. Tôi được nhắc nhở rằng chủ đề của bài diễn thuyết nên 'về hoặc liên quan tới nghiên cứu đã  được giải thưởng'. Điều đó là rất rõ ràng. Nhưng tôi thậm chí không cần mất thời gian với cụm từ  'có liên quan tới'. Lý thuyết về sự tăng trưởng chính xác là những gì tôi muốn nói: bởi vì chính bản  thân nó, vì những thành tựu của nó, và vì những lỗ hổng vẫn còn phải tiếp tục được lấp và đây  cũng là dịp để truyền bá một vài tư tưởng về bản chất của những nghiên cứu kinh tế vĩ mô mang  tính lý thuyết cũng như những nghiên cứu mang tính thực tế.  Lý thuyết về sự tăng trưởng không bắt đầu bằng những bài báo của tôi vào năm 1956 và 1957, và  tất nhiên nó cũng không kết thúc ở đó. Có thể nó bắt đầu bằng 'Sự giàu có của những quốc gia',  mà thậm chí trước Adam Smith vấn đề này cũng có thể đã được nghiên cứu. Hơn thế nữa, vào  những năm 50, tôi nghiên cứu theo hướng đã được vạch ra bởi Roy Harrod, Evsey Domar, và  cũng bởi Arthur Lewis mặc dù hoàn cảnh kinh tế thời gian đó hơi khác so với trước. Trên thực tế,  tôi đang cố gắng nghiên cứu theo hướng của họ và sửa đi vài điểm mà tôi cảm thấy không hài  lòng trong công việc của họ. Tôi sẽ cố gắng giải thích tôi muốn nói gì trong một vài từ.  Harrod và Domar dường như đã trả lời một câu hỏi rất dễ hiểu: khi nào thì một nền kinh tế có khả  năng tăng trưởng bền vững ở một tốc độ ổn định? Họ đã đi bằng nhiều con đường đáng chú ý  khác nhau để đến một câu trả lời kinh điển và đơn giản: tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (phần thu nhập  được tiết kiệm) phải bằng với tích số của tỷ lệ vốn ­ sản lượng và tỷ lệ phát triển của lực lượng lao  động (có hiệu quả). Sau đó và chỉ sau đó thì nền kinh tế mới giữ tiền vốn của máy móc và thiết bị  cân bằng với sự cung cấp lao động của nó, để cho sự tăng trưởng bền vững có thể tiếp tục mà  không vấp phải sự thiếu lao động ở một bên hoặc là sự dư thừa lao động và thất nghiệp gia tăng ở  bên kia. Họ đã đúng khi đưa ra kết luận chung này.  Điều tôi thấy băn khoăn ở đây là bởi họ tiến hành nghiên cứu vấn đề này dựa trên sự thừa nhận là  tất cả ba thành phần then chốt như là tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, tỷ lệ phát triển của lực lượng lao  động, và tỷ lệ vốn ­ sản lượng, cả ba thành phần này đều là là những đại lượng bất biến, những  vấn đề của tự nhiên. Tỷ lệ tiết kiệm là vấn đề về sở thích, tỷ lệ phát triển của sự cung cấp lao   động là vấn đề về xã hôi ­ nhân khẩu học, tỷ lệ sản lượng vốn là vấn đề về kỹ thuật.  Tất cả những thành phần này như chúng ta đều biết đều có thể thay đổi theo thời gian, nhưng  chúng thay đổi không thường xuyên và ít nhiều mang tính độc lập. Tuy nhiên trong trường hợp đó,  khả năng tăng trưởng bền vững sẽ là một sự may mắn khó tin được. Hầu hết các nền kinh tế,  phần lớn thời gian, không có đường phát triển cân bằng. Lịch sử những nền kinh tế tư bản nên là  một sự xen kẽ nhau của những giai đoạn dài thất nghiệp và thiếu lao động trầm trọng.  Trên thực tế, lý thuyết đã đưa ra một điều gì đó thậm chí còn sâu sắc hơn. Đặc biệt, những tác  phẩm của Harrod chứa đứng những lời tuyên bố vấn chưa được nghiên cứu đầy đủ rằng sự tăng  trưởng bền vững trong bất cứ trường hợp nào cũng là một loại không ổn định của sự cân bằng: bất  cứ sự bắt đầu nào từ nó sẽ bị thổi phồng lên một cách quá đáng bởi một quá trình phụ thuộc chủ  yếu vào sự khái quát hoá mơ hồ về hành vi kinh doanh. Quý vị có lẽ vẫn nhớ tới quyển sách 'Chu   kỳ kinh doanh' của John Hicks, quyển sách này dựa vào mô hình sự tăng trưởng của Harrod, nó  cần viện nhiều hơn nữa những dẫn chứng mức trần việc làm đầy đủ khiến cho hoạt động kinh tế  bị sa sút và mức sàn đầu tư bằng không để nền kinh tế được cải thiện. Nếu không thì nền kinh tế  kiểu mẫu sẽ bị mất đi.  Cần phải lưu ý rằng bài tiểu luận của Harrod được xuất bản năm 1939 và bài báo đầu tiên của  Domar là vào năm 1946. Lý thuyết về sự tăng trưởng, cũng giống như những lý thuyết khác trong  kinh tế học vĩ mô, là một sản phẩm của thời kỳ suy thoái kinh tế vào những năm 30 và của chiến  tranh mà cuối cùng cũng chấm dứt lý thuyết này. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên tôi cảm thấy dường như  những điều nêu ra từ mô hình này có cái gì đó sai. Một đoàn thám hiểm từ Sao Hoả đến Trái đất  nếu có đọc tài liệu này cũng sẽ chỉ mong tìm thấy mảnh vỡ của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đã bị  vỡ vụn từ rất lâu rồi. Lịch sử kinh tế thực chất là một bản ghi chép của những dao động cũng như  sự tăng trưởng, nhưng hầu hết những chu kỳ kinh doanh dường như có giới hạn của chính nó.  Tăng trưởng liên tục, mặc dù bị gián đoạn, cũng không phải là một chuyện hiếm.  Mô hình của Harrod­Domar có một ẩn ý nào khác nữa dường như không có căn cứ. Nếu điều kiện  cho một sự tăng trưởng bền vững là tỷ lệ tiết kiệm bằng với tích số của tỷ lệ phát triển việc làm và  tỷ số vốn ­ sản được quyết định bởi kỹ thuật, thì một công thức để nhân đôi tỷ lệ tăng trưởng của  một nền kinh tế thặng dư chỉ đơn giản là nhân đôi tỷ lệ tiết kiệm, có thể là nhờ vào ngân quỹ  chung.  Điều này hoàn toàn không phải là đơn giản: như chúng ta đều biết ­ tuy tôi không chắc rằng hiện  giờ chúng ta vẫn biết ­ rằng nhân đôi tỷ lệ tiết kiệm phía trước sẽ không nhân đôi tỷ lệ tiết kiệm  sau trừ phi có một điều gì đó quan tâm đến tỷ lệ đầu tư trước cùng lúc đó. (Tôi hy vọng những  cụm từ tiếng Latin mới mẻ này vẫn còn được hiểu tại Stockholm v ...

Tài liệu được xem nhiều: