phần 1 của "m&a - mua lại và sáp nhập thông minh: kim chỉ nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại" trình bày 6 nội dung đầu của cuốn sách: sự cần thiết của tình báo doanh nghiệp trong các giao dịch m&a, tình báo doanh nghiệp, xây dựng quá trình mua lại, kiểm soát các nhà tư vấn, xác định các mục tiêu tốt nhất và phương pháp phòng thủ tốt nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
m&a - mua lại và sáp nhập thông minh: kim chỉ nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại (phần 1)
Lời tựa
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :
https://www.facebook.com/downloadsachfree
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach
Đã có những lúc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trở thành câu cửa miệng
của giới kinh doanh quốc tế, khi mà những thương vụ đình đám diễn ra liên tiếp như một
trào lưu để mở rộng hoạt động kinh doanh, thậm chí tìm kiếm lợi thế độc quyền nhóm
(oligopoly). Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không dừng lại ở sản phẩm và thị
trường mà còn là khả năng bành trướng, thâu tóm hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác.
M&A đã diễn ra ở hầu hết những ngành quan trọng như dầu lửa với các vụ Exxon và
Mobil (năm 1999), Conoco và Phillips (2002); hàng không với Delta Airlines và
Northwest Airlines (2008); công nghệ thông tin với vụ Compaq và HP (2002); viễn
thông với AT&T và BellSouth (2006); dịch vụ tài chính với Chase Manhattan và JP
Morgan (2000); ngành ô tô với Daimler Benz và Chrysler (1998) v.v…
Tuy nhiên, M&A không phải lúc nào cũng toàn màu hồng. Cũng giống như những
cuộc hôn nhân, cuộc sống sau M&A là một chặng đường gập ghềng, khúc khuỷu và không
ít vụ ly dị cũng nổi tiếng không kém so với “tiệc cưới” khi chúng diễn ra. Daimler đã phải
chia tay với Chrysler vào năm 2007; Quaker Oats rời bỏ Snapple sau 3 năm chung sống;
AOL và Time Warner thì đầy sóng gió kể từ khi sáp nhập… Đó là lý do tại sao M&A cần
phải “thông minh”. Thông minh từ lúc tìm hiểu nhau, khi đến với nhau và cả trong quá
trình sống chung sau đó. Hai tác giả Scott Moeller và Chris Brady đã lựa chọn một cái
tên khá hấp dẫn cho đứa con tinh thần của mình: “M&A thông minh” để lý giải sự cần
thiết của việc nghiên cứu, phân tích một cách thông minh (thông qua tình báo doanh
nghiệp) trước mỗi quyết định M&A. Hơn thế nữa, sự thông minh cần phải hiện diện trong
tất cả các khâu của quá trình M&A: từ xây dựng chiến lược, lựa chọn nhà tư vấn, xác định
mục tiêu, phân tích, thẩm định, định giá doanh nghiệp, thương lượng… cho đến chiến
lược phòng thủ (khi bị thôn tính) và hòa nhập hậu sáp nhập.
Tuy khá phổ biến ở các nước phát triển, M&A còn là một thuật ngữ khá mới mẻ ở các
nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, nhiều
thương vụ M&A trong nước đã được nhắc đến như Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi
(Nhật Bản) mua lại Bảo Minh CMG (2007); Công ty sữa ANCO mua lại Nhà máy sữa
thanh trùng của Tập đoàn Nestlé (2007); NEC Solutions (Nhật Bản) và Công ty Sáng Tạo
sáp nhập với nhau (2008); Hãng hàng không Quantas (Úc) mua lại Pacific Airlines và
khai thác thương hiệu Jetstar (2007), hay Morgan Stanley mua lại Công ty chứng khoán
Hướng Việt và đổi tên thành Morgan Stanley Gateway (2008), v.v… Tuy nhiên, đây chỉ là
những bước khởi đầu của một thị trường M&A và cần thời gian để kiểm chứng sự thành
công của những thương vụ trong nước. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ và
toàn diện về M&A tại Việt Nam thì những bài học kinh nghiệm trên thế giới mà Moeller
và Brady đề cập trong “M&A thông minh” sẽ giúp cho những doanh nghiệp đang theo
đuổi chiến lược M&A; các đơn vị tư vấn, kiểm toán, luật, định giá; các nhà làm luật và
nhà nghiên cứu có thêm một nguồn tham khảo quan trọng và bổ ích cho hoạt động của
mình.
Trong một “rừng” ấn phẩm về M&A trên thế giới, Thái Hà Books cũng đã có một sự lựa
chọn thông minh khi quyết định dịch và phát hành cuốn tài liệu này. Hy vọng bạn đọc
tìm được nhiều điều lý thú với những góc nhìn đa chiều về hoạt động M&A từ những ví dụ
điển hình được các tác giả thu thập, phân tích và trình bày trong cuốn sách.
Chúc các bạn thành công!
Hà Nội, tháng 6/2009
Th.s. Nguyễn Trí Thanh
Giám đốc Điều hành Vietnam M&A Network
1
SỰ CẦN THIẾT CỦA TÌNH BÁO DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC GIAO DỊCH M&A
Sáp nhập và mua lại (M&A hay thâu tóm & hợp nhất) là một phần không thể thiếu
trong bức tranh kinh doanh chiến lược và tài chính toàn cầu; nó có thể liên quan đến bất
kỳ ai - Bên Mua, Bên Bán, đối thủ cạnh tranh, nhà tư vấn (ví dụ: ngân hàng đầu tư, kế toán,
luật sư,…), nhà đầu tư, quan chức...
Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, nhưng quy mô và sự phát triển
cơ bản của lĩnh vực này trên thế giới được thể hiện khá rõ ràng. Trên thực tế, giai đoạn hoạt
động ì ạch của nó trong năm 2002 còn khá hơn nhiều so với giai đoạn đỉnh cao những năm
1980.
Tuy phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt như vậy, nhưng các giao dịch sáp nhập và
mua lại vẫn thường bị giới truyền thông và cả những người liên quan trực tiếp đến chúng
hiểu sai. Các giao dịch xuyên quốc gia hoặc giữa các công ty lớn (đặc biệt là những giao
dịch đem lại nhiều tổn thất nghiêm trọng) có thể vẫn được báo giới ưu ái đưa tin lên trang
nhất (thậm chí có thời kỳ mỗi câu chuyện được chọn đăng tải trên trang nhất của tờ tạp chí
Financial Times là về một vụ mua lại); song, vẫn có rất nhiều đánh giá mâu thuẫn nhau về
sự thành công hay thất bại của chúng. Công trình nghiên cứu riêng của chúng tôi cho thấy
các công ty thực hiện những giao dịch M&A đã có nhiều tiến bộ trong hoạt động này, đặc
biệt là trong làn sóng sáp nhập nổi lên hồi năm 2003.
Tuy nhiên, vẫn có một số sự thật không thể thay đổi về các giao dịch M&A:
1. Nhiều công ty không thể mang lại các lợi ích cho cổ đông như đã hứa hẹn.
2. Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, quản lý cấp cao của các công ty cũng như các
nhà tư vấn theo đuổi các giao dịch vì những lý do cá nhân.
3. Các giao dịch có động lực tự thân; có nghĩa là khi không còn thu hút báo giới chúng vẫn
không mất đi ý nghĩa của mình.
4. Giao dịch không kết thúc sau khi hợp đồng mua bán đã được ký kết; trên thực tế, đó là
thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn khó khăn nhất trong một giao dịch - đó là
quá trình hòa nhập đầy gian nan giữa hai công ty mà nhiều người vẫn hiểu sai.
5. Thành công với một giao dịch này không bảo đảm rằng bạn sẽ thành công với giao dịch
khác
Một số giao dịch M&A thất bại, kéo th ...