M&A: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI - Phần 3
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 187.80 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Uỷ ban châu Âu có thẩm quyền tuyệt đối với những dự án tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp có doanh số nhỏ hơn mức doanh số được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mô Cộng đồng nêu trên, áp dụng cơ chế kiểm soát một cửa - chỉ cần thông báo một lần, đến một cơ quan duy nhất là Uỷ ban châu Âu (dù dự án có liên quan đến nhiều quốc gia thành viên và theo nguyên tắc phải được xem xét bởi nhiều cơ quan quốc gia khác nhau). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
M&A: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI - Phần 3 M&A: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI Phần 3 Uỷ ban châu Âu có thẩm quyền tuyệt đối với những dự án tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp có doanh số nhỏ hơn mức doanh số được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mô Cộng đồng nêu trên, áp dụng cơ chế kiểm soát một cửa - chỉ cần thông báo một lần, đến một cơ quan duy nhất là Uỷ ban châu Âu (dù dự án có liên quan đến nhiều quốc gia thành viên và theo nguyên tắc phải được xem xét bởi nhiều cơ quan quốc gia khác nhau). Trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hành đầu. Đối với Liên minh châu Âu đây là tiêu chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay không cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế. Nếu hoạt động tập trung kinh tế không làm hạn chế một cách đáng kể cạnh tranh thực tế trên thị trường, đặc biệt vì nó không tạo ra hoặc không củng cố vị trí thống lĩnh thì phải được coi là phù hợp. Một dự án tập trung kinh tế kéo theo việc hình thành vị trí thống lĩnh vẫn có thể được coi là phù hợp khi tất cả đều cho thấy vị trí thống lĩnh này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất vì sẽ có những đối thủ cạnh tranh lớn gia nhập thị trường . Quan điểm này cũng giống với quan điểm chung ở Mỹ, theo đó không cần thiết phải xử lý những doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị giành giật. Có rất ít khác biệt giữa tiêu chí “giảm sút đáng kể cạnh tranh” trong pháp luật Mỹ với tiêu chí “hạn chế đáng kể cạnh tranh” trong pháp luật của Liên minh châu Âu. Uỷ ban châu Âu đã soạn thảo Điều 2 của Quy chế 139/2004 theo hướng xích gần hơn với tiêu chí của Mỹ, theo đó thủ tục kiểm soát không chỉ áp dụng đối với những dự án tập trung kinh tế tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh mà còn đối với các dự án gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh. Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế là thủ tục tiền kiểm chứ không mang tính chất hậu kiểm nên cơ quan thực hiện thủ tục kiểm soát phải tính đến những hành vi hạn chế cạnh tranh có nguy cơ xảy ra. Có quy định rằng chứng cứ về sự ảnh hưởng của một dự án tập trung kinh tế đối với cạnh tranh phải rõ ràng nhưng đây là điều rất khó vì việc đánh giá ảnh hưởng của dự án kinh tế chỉ mang tính dự báo. Kiểm soát tập trung kinh tế thực chất có thể coi là một biện pháp có nội dung giới hạn quyền sở hữu m à sự giới hạn quyền sở hữu chỉ hợp pháp và chính đáng khi chứng minh được ở một mức độ chắc chắn về những nguy cơ mà việc thực hiện quyền sở hữu đó gây ra đối với lợi ích công. Cho đến tận thời điểm thông qua Quy chế 139/2004, Uỷ ban châu Âu vẫn không chấp nhận coi lợi ích kinh tế như một căn cứ để cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế. Thậm chí Uỷ ban còn cho rằng các lợi ích kinh tế phát sinh từ một vụ tập trung kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ tạo lập hoặc củng cố vị trí thống lĩnh trên thị trường. Tuy nhiên sự cần thiết phải tính đến lợi ích kinh tế đã trở thành một xu thế rõ rệt đến mức đòi hỏi phải đi theo hướng áp dụng thủ tục đánh giá tác động kinh tế hoặc ít nhất phải đánh giá một cách tích cực hơn các lợi ích kinh tế. Uỷ ban châu Âu cũng theo xu hướng trên của các cơ quan quản lý cạnh tranh của Mỹ và Pháp, cân nhắc trong các quyết định của mình những lợi ích kinh tế do hoạt động tập trung kinh tế mang lại với điều kiện những lợi ích đó phải đáng kể và có thể kiểm chứng được. Tiêu chí doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản chưa được quy định trong Quy chế 139/2004 nhưng đã trở thành quen thuộc trong thực tiễn giải quyết các vụ tập trung kinh tế ở Mỹ (người ta gọi đây là tiêu chí “falling company defense”). Toà án Công lý Liên minh châu Âu đã khuyến khích Uỷ ban châu Âu áp dụng tiêu chí này, cho rằng hoàn toàn có thể cho phép hình thành vị trí thống lĩnh nếu như doanh nghiệp tham gia vào dự án tập trung kinh tế đang ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp bị nắm quyền kiểm soát) có nguy cơ bị phá sản trong khi không có lời dạm mua nào ít gây tổn hại hơn đối với cạnh tranh, hoạt động tập trung kinh tế trở nên dễ chấp nhận hơn so với sự suy thoái cơ cấu cạnh tranh trên thị trường. Điều 4 Quy chế 139/2004 quy định mọi dự án tập trung kinh tế thuộc phạm vi áp dụng thủ tục kiểm soát của Liên minh châu Âu đều phải được thông báo trước. Hồ sơ thông báo phải được lập theo mẫu và nộp cho Uỷ ban châu Âu ngay sau khi các bên giao kết với nhau về việc tập trung kinh tế - ngay sau khi ký thoả thuận liên kết, thoả thuận mua quyền kiểm soát. Quy chế không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thông báo nhưng các doanh nghiệp thông báo càng sớm thì càng có lợi. Theo thông lệ, tốt nhất nên có thông báo sơ bộ ngay sau khi các bên thống nhất được với nhau về việc thông báo cho Uỷ ban về ý định của họ. Điều này cho phép bảo đảm có được hồ sơ đầy đủ khi thông báo chính thức và Uỷ ban có thể đảm bảo được thời hạn xem xét, thạm chí bắt đầu tiến hành ngay việc hỏi ý kiến của các bên thứ ba về dự án kinh tế nếu các bên thông báo sơ bộ đồng ý. Thông báo về dự án tập trung kinh tế được công bố công khai để các bên thứ ba có liên quan trình bày ý kiến. Khi công bố công khai về việc thông báo, Uỷ ban châu Âu phải bảo đảm không tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan. Bởi vì đại đa số các trường hợp thông báo đều khong có vấn đề gì lớn về mặt cạnh tranh đến mức phải mở điều tra ở giai đoạn hai nên Uỷ ban có thể áp dụng thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn khuyến khích các doanh nghiệp liên quan liên hệ với các bộ phận chức năng của Uỷ ban ngay từ khi thông báo sơ bộ và việc áp dụng thủ tục này cho phép có thể tuêyn bố dự án tập trung kinh tế là phù hộ trong thời hạn một tháng kể từ ngày thông báo. Hành vi không thực hiện nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế, cung cấp thông tin không chính xác có thể bị xử lý phạt tiền lên đến 1% tổng doanh số của doanh nghiệp có liên quan. Hình thức phạt tiền cũng có thể được áp dụng tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
M&A: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI - Phần 3 M&A: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI Phần 3 Uỷ ban châu Âu có thẩm quyền tuyệt đối với những dự án tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp có doanh số nhỏ hơn mức doanh số được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mô Cộng đồng nêu trên, áp dụng cơ chế kiểm soát một cửa - chỉ cần thông báo một lần, đến một cơ quan duy nhất là Uỷ ban châu Âu (dù dự án có liên quan đến nhiều quốc gia thành viên và theo nguyên tắc phải được xem xét bởi nhiều cơ quan quốc gia khác nhau). Trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hành đầu. Đối với Liên minh châu Âu đây là tiêu chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay không cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế. Nếu hoạt động tập trung kinh tế không làm hạn chế một cách đáng kể cạnh tranh thực tế trên thị trường, đặc biệt vì nó không tạo ra hoặc không củng cố vị trí thống lĩnh thì phải được coi là phù hợp. Một dự án tập trung kinh tế kéo theo việc hình thành vị trí thống lĩnh vẫn có thể được coi là phù hợp khi tất cả đều cho thấy vị trí thống lĩnh này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất vì sẽ có những đối thủ cạnh tranh lớn gia nhập thị trường . Quan điểm này cũng giống với quan điểm chung ở Mỹ, theo đó không cần thiết phải xử lý những doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị giành giật. Có rất ít khác biệt giữa tiêu chí “giảm sút đáng kể cạnh tranh” trong pháp luật Mỹ với tiêu chí “hạn chế đáng kể cạnh tranh” trong pháp luật của Liên minh châu Âu. Uỷ ban châu Âu đã soạn thảo Điều 2 của Quy chế 139/2004 theo hướng xích gần hơn với tiêu chí của Mỹ, theo đó thủ tục kiểm soát không chỉ áp dụng đối với những dự án tập trung kinh tế tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh mà còn đối với các dự án gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh. Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế là thủ tục tiền kiểm chứ không mang tính chất hậu kiểm nên cơ quan thực hiện thủ tục kiểm soát phải tính đến những hành vi hạn chế cạnh tranh có nguy cơ xảy ra. Có quy định rằng chứng cứ về sự ảnh hưởng của một dự án tập trung kinh tế đối với cạnh tranh phải rõ ràng nhưng đây là điều rất khó vì việc đánh giá ảnh hưởng của dự án kinh tế chỉ mang tính dự báo. Kiểm soát tập trung kinh tế thực chất có thể coi là một biện pháp có nội dung giới hạn quyền sở hữu m à sự giới hạn quyền sở hữu chỉ hợp pháp và chính đáng khi chứng minh được ở một mức độ chắc chắn về những nguy cơ mà việc thực hiện quyền sở hữu đó gây ra đối với lợi ích công. Cho đến tận thời điểm thông qua Quy chế 139/2004, Uỷ ban châu Âu vẫn không chấp nhận coi lợi ích kinh tế như một căn cứ để cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế. Thậm chí Uỷ ban còn cho rằng các lợi ích kinh tế phát sinh từ một vụ tập trung kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ tạo lập hoặc củng cố vị trí thống lĩnh trên thị trường. Tuy nhiên sự cần thiết phải tính đến lợi ích kinh tế đã trở thành một xu thế rõ rệt đến mức đòi hỏi phải đi theo hướng áp dụng thủ tục đánh giá tác động kinh tế hoặc ít nhất phải đánh giá một cách tích cực hơn các lợi ích kinh tế. Uỷ ban châu Âu cũng theo xu hướng trên của các cơ quan quản lý cạnh tranh của Mỹ và Pháp, cân nhắc trong các quyết định của mình những lợi ích kinh tế do hoạt động tập trung kinh tế mang lại với điều kiện những lợi ích đó phải đáng kể và có thể kiểm chứng được. Tiêu chí doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản chưa được quy định trong Quy chế 139/2004 nhưng đã trở thành quen thuộc trong thực tiễn giải quyết các vụ tập trung kinh tế ở Mỹ (người ta gọi đây là tiêu chí “falling company defense”). Toà án Công lý Liên minh châu Âu đã khuyến khích Uỷ ban châu Âu áp dụng tiêu chí này, cho rằng hoàn toàn có thể cho phép hình thành vị trí thống lĩnh nếu như doanh nghiệp tham gia vào dự án tập trung kinh tế đang ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp bị nắm quyền kiểm soát) có nguy cơ bị phá sản trong khi không có lời dạm mua nào ít gây tổn hại hơn đối với cạnh tranh, hoạt động tập trung kinh tế trở nên dễ chấp nhận hơn so với sự suy thoái cơ cấu cạnh tranh trên thị trường. Điều 4 Quy chế 139/2004 quy định mọi dự án tập trung kinh tế thuộc phạm vi áp dụng thủ tục kiểm soát của Liên minh châu Âu đều phải được thông báo trước. Hồ sơ thông báo phải được lập theo mẫu và nộp cho Uỷ ban châu Âu ngay sau khi các bên giao kết với nhau về việc tập trung kinh tế - ngay sau khi ký thoả thuận liên kết, thoả thuận mua quyền kiểm soát. Quy chế không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thông báo nhưng các doanh nghiệp thông báo càng sớm thì càng có lợi. Theo thông lệ, tốt nhất nên có thông báo sơ bộ ngay sau khi các bên thống nhất được với nhau về việc thông báo cho Uỷ ban về ý định của họ. Điều này cho phép bảo đảm có được hồ sơ đầy đủ khi thông báo chính thức và Uỷ ban có thể đảm bảo được thời hạn xem xét, thạm chí bắt đầu tiến hành ngay việc hỏi ý kiến của các bên thứ ba về dự án kinh tế nếu các bên thông báo sơ bộ đồng ý. Thông báo về dự án tập trung kinh tế được công bố công khai để các bên thứ ba có liên quan trình bày ý kiến. Khi công bố công khai về việc thông báo, Uỷ ban châu Âu phải bảo đảm không tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan. Bởi vì đại đa số các trường hợp thông báo đều khong có vấn đề gì lớn về mặt cạnh tranh đến mức phải mở điều tra ở giai đoạn hai nên Uỷ ban có thể áp dụng thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn khuyến khích các doanh nghiệp liên quan liên hệ với các bộ phận chức năng của Uỷ ban ngay từ khi thông báo sơ bộ và việc áp dụng thủ tục này cho phép có thể tuêyn bố dự án tập trung kinh tế là phù hộ trong thời hạn một tháng kể từ ngày thông báo. Hành vi không thực hiện nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế, cung cấp thông tin không chính xác có thể bị xử lý phạt tiền lên đến 1% tổng doanh số của doanh nghiệp có liên quan. Hình thức phạt tiền cũng có thể được áp dụng tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp kinh doanh tài liệu kinh doanh chuyên ngành kinh doanh nghiệp vụ kinh doanh kinh nghiệm kinh doanh tự học kinh doanhTài liệu liên quan:
-
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 324 0 0 -
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 320 1 0 -
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 315 0 0 -
Chỉ số đo lường hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI)
7 trang 261 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 202 0 0 -
Sử dụng Email Marketing như một công cụ để spam là hủy hoại danh tiếng của bạn
10 trang 197 0 0 -
Giáo trình địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam part 4
26 trang 165 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 141 0 0 -
444 trang 139 0 0
-
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 136 0 0