Thông tin tài liệu:
Mã độc trên di động tăng 250% so với năm 2009.Thông tin trên vừa được Trung tâm nghiên cứu các mối đe dọa toàn cầu Juniper (Mỹ) công bố. Điều này đã khiến không ít người phải giật mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vì hiện nay, các thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công ty lớn.Trung tâm này đã thực hiện theo dõi, phản ứng và nghiên cứu các mối đe dọa đối với thiết bị di động, bao gồm virus, phần mềm gián điệp (spyware)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mã độc trên di động tăng 250% so với năm 2009Mã độc trên di động tăng 250% so với năm 2009Thông tin trên vừa được Trung tâm nghiên cứu các mối đe dọa toàn cầuJuniper (Mỹ) công bố. Điều này đã khiến không ít người phải giật mình,đặc biệt là các doanh nghiệp vì hiện nay, các thiết bị di động ngày càngtrở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công ty lớn. Trung tâm này đã thực hiện theo dõi, phản ứng và nghiên cứu các mối đe dọa đối với thiết bị di động, bao gồm virus, phần mềm gián điệp (spyware) và các lỗ hổng bảo mật khác đe dọa thông tin cánhân cũng như dữ liệu doanh nghiệp trong nhiều năm qua.Nghiên cứu này cho thấy, 80% người dùng truy cập vào mạng công ty màkhông được phép hoặc doanh nghiệp không hề biết về điều đó, và có tới 50%nhân viên thường xuyên làm điều đó mỗi ngày. Trong khi đó, người dùng cánhân cũng không khá hơn, họ sử dụng smartphone để tiến hành giao dịchngân hàng qua di động và để lưu trữ các thông tin cá nhân như số tài khoản,ngân hàng, mật khẩu,… khiến cho các thông tin nhạy cảm có thể gặp nguyhiểm nếu rơi vào tay kẻ xấu.So với năm 2009, số mã độc (malware) trong năm 2010 đã tăng 250%. Nếunhư hầu hết các giao tiếp trên máy tính đều được bảo vệ thì người dùng lạilãng quên biện pháp đó trên smartphone. Do đó, chúng càng dễ bị tấn cônghơn, thậm chí chỉ với các lỗi khai thác sơ đẳng nhất.Bên cạnh đó, sự thành công của kho ứng dụng đã khiến cho chúng ngày càngđược các nhà sản xuất smartphone chú trọng và số lượng ứng dụng ngày càngphong phú. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm mã độc của các ứng dụng trên khoứng dụng trực tuyến cũng không hề nhỏ. Theo số liệu nghiên cứu, cứ 20 ứngdụng trong kho ứng dụng trực tuyến Android thì có 1 ứng dụng yêu cầu thựchiện cuộc gọi mà người dùng không hề biết đến.Trong khi đó, công ty Fortune 15 cho biết, khoảng 5% thiết bị di động (tươngđương 250.000 thiết bị) đang bị lây nhiễm mã độc. 20% thiếu niên thừa nhậnrằng họ đã gửi ảnh hoặc video khỏa thân hoặc bán khỏa thân từ thiết bị diđộng cho người khác, 61% trường hợp smartphone lây nhiễm mã độc làspyware có khả năng theo dõi thông tin từ thiết bị người dùng, 17% trườnghợp lây nhiễm malware được báo cáo là Trojan tin nhắn, dùng để lấy cắp tiềntừ các tài khoản của chủ thẻ.Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với việc bảo mật cho các thiếtbị di động, đặc biệt là smartphone hiên nay.