Danh mục

Mã hóa và giải mã - Stuart Hall

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.10 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lí thuyết về truyền thông của Stuart Hall. Giảng viên Đỗ Anh Đức, khoa Báo Chí & Truyền Thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội dịch. "Truyền thống nghiên cứu truyền thông đại chúng đã khái niệm hóa qúa trình truyền thông trong phạm vi chu kỳ hay vòng quay của lưu thông. Mô hình này phù hợp với một trật tự tuyến tính - nguồn/thông điệp/người tiếp nhận - với sự quan tâm chủ yếu đến cấp độ trao đổi thông điệp và với sự hiện diện của một khái niệm cấu trúc về những công đoạn khác nhau với tư cách......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mã hóa và giải mã - Stuart Hall 5. MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ *_____________________________________________________________________ Stuart Hall (Đỗ Anh Đức dịch)Truyền thống nghiên cứu truyền thông đại chúng đã khái niệm hóa qúa trình truyềnthông trong phạm vi chu kỳ hay vòng quay của lưu thông. Mô hình này phù hợp vớimột trật tự tuyến tính - nguồn/thông điệp/người tiếp nhận - với sự quan tâm chủ yếuđến cấp độ trao đổi thông điệp và với sự hiện diện của một khái niệm cấu trúc vềnhững công đoạn khác nhau với tư cách là một cấu trúc phức tạp của những mối quanhệ. Tuy nhiên, có thể, hoặc nên, nhìn nhận quá trình này trong phạm vi một cấu trúcđược thiết lập và duy trì thông qua sự ăn khớp của những công đoạn được kết nốinhưng khác biệt - đó là sản xuất, lưu thông, phân phối/tiêu thụ, tái sản xuất. Điều đódẫn đến một sự nhìn nhận quá trình này như là một “cấu trúc phức tạp chủ đạo”, đượcduy trì thông qua sự ăn khớp của các hoạt động liên kết, mà mỗi hoạt động có sự khácbiệt riêng và phương thức riêng, hình thức riêng và những điều kiện tồn tại của nó.Hướng tiếp cận thứ hai này, tương đồng với sự hình thành mô hình sản xuất hàng hóamà Marx đã nêu ra trong bộ Tư bản và bộ Bản thảo kinh tế chính trị, có ưu thế trongviệc chỉ ra một cách sâu sắc hơn về sự kéo dài một chu kỳ liên tục của sản xuất-phânphối-sản xuất thông qua một “sự dịch chuyển các dạng thức”.1 Nó cũng nhấn mạnhtính riêng biệt của những dạng thức mà qua đó sản phẩm của quá trình này “xuấthiện” ở mỗi thời điểm, và do đó, nhận diện được kiểu “sản xuất” rời rạc với nhữngkiểu sản xuất khác trong xã hội của chúng ta và trong hệ thống phương tiện truyềnthông hiện đại.“Đối tượng” của những nghiên cứu này là ý nghĩa và thông điệp trong dạng thức củacác phương tiện ký hiệu của một kiểu cụ thể, giống như bất kỳ dạng thức nào củatruyền thông và ngôn ngữ, được tổ chức thông qua sự hoạt động của các mã trongphạm vi chuỗi ngữ cảnh của một ngôn bản. Những cơ cấu, những mối quan hệ vànhững hoạt động của sản xuất do đó thể hiện ra, ở một công đoạn nhất định (côngđoạn của sản xuất/lưu thông), trong dạng thức của những phương tiện ký hiệu cấuthành nên quy luật của “ngôn ngữ”. Nó nằm trong dạng thức rời rạc nơi sự lưu thôngcủa “sản phẩm”diễn ra. Quá trình này do đó đòi hỏi, ở công đoạn cuối của sản xuất,những công cụ vật chất - đó là “ý nghĩa” của nó - cũng như hàng loạt những mối quanhệ xã hội (hoặc quan hệ sản xuất) của nó - sự tổ chức và phối hợp hoạt động trongphạm vi cơ cấu của các phương tiện truyền thông. Nhưng nó cũng nằm trong dạng* Trích từ S.Hall, “Mã hóa/Giải mã”, Chương 10, trong Stuar Hall, Dorothy Hobson, Andrew Lowe và PaulWillis (biên soạn), Văn hóa, Phương tiện truyền thông, Ngôn ngữ (London: Hutchinson, 1980), tr. 128-138; mộtđoạn trích từ S.Hall, “Mã hóa và giải mã trong ngôn bản truyền hình”, tạp chí khoa học số 7 (Birmingham:Trung tâm Nghiên cứu văn hóa đương đại, 1973) 1thức rời rạc nơi sự lưu thông diễn ra, cũng như sự phân phối của nó đến những côngchúng khác nhau. Khi đã hoàn thành, ngôn bản đó cần phải được chuyển dịch ý nghĩa- thay đổi dạng thức một lần nữa - thành những thực tiễn xã hội nếu chu kỳ này đượchoàn thành và đạt hiệu quả. Trong trường hợp không có “ý nghĩa” nào được chuyểndịch, sẽ không thể có “sự tiêu thụ”. Nếu ý nghĩa không được khớp với thực tiễn, nó sẽkhông đạt hiệu quả. Giá trị của hướng tiếp cận này là ở chỗ, trong khi mỗi công đoạncần được khớp nối trong một chu kỳ như một chỉnh thể, thì không có công đoạn nàocó thể đảm bảo hoàn toàn cho công đoạn kế tiếp mà nó được khớp nối. Bởi vì mỗicông đoạn có phương thức riêng biệt và điều kiện tồn tại của nó, nên chúng có thể tạonên sự đổ vỡ hoặc đứt gãy của “sự dịch chuyển các dạng thức” mà tính liên tục của sựdịch chuyển này quyết định xuyên suốt đến dòng chảy các quá trình sản xuất (cụ thểlà, công đoạn “tái sản xuất”). Do đó, dù không hề muốn giới hạn nghiên cứu đối với “việc chỉ theo đuổi những chỉdẫn mà phát sinh từ phương pháp phân tích nội dung”2, chúng ta phải nhận ra rằng,dạng thức rời rạc của thông điệp có một vị trí đặc ân trong quá trình trao đổi truyềnthông (từ quan điểm về chu kỳ), và phải thấy rằng, những công đoạn của “sự mã hóa”và “giải mã”, mặc dù chỉ có “tính tự thân tương đối” trong mối quan hệ với tổng thểquá trình truyền thông, là những công đoạn quyết định. Một sự kiện có tính lịch sử“dạng thô” không thể, trong dạng thức đó, được truyền phát bởi, chẳng hạn như, bảntin truyền hình. Các sự kiện chỉ có thể được ký hiệu hóa trong những dạng thức nghe-nhìn của ngôn bản truyền hình. Trong công đoạn mà một sự kiện lịch sử chuyển thànhdạng ký hiệu của ngôn bả ...

Tài liệu được xem nhiều: