Danh mục

Mac, Ăngghen và những vấn đề lý luận văn học

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.43 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

G P RT E Đ R . H IL N E MÁ , N G E CĂ G H N V N ỮN V NĐ V NH C À H G Ấ Ề Ă Ọ N ÀX Ấ B NV NH CN H T U TQ Ố G A H U T Ả Ă Ọ G Ệ H Ậ U C I MA X Ơ A 16 T C V ,98 .MÁC, ĂNGGHEN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HỌC G. PHRITLENĐER NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA MATXCƠVA, 1968 Lê Lưu Oanh Phùng Ngọc Kiếm (dịch) Sách điện tử (bản in một mặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mac, Ăngghen và những vấn đề lý luận văn học G.PHRI TLENĐER MÁC,ĂNGGHEN VÀNHỮNG VẤNĐỀVĂNHỌC NHÀXUẤTBẢNVĂNHỌCNGHỆTHUẬTQUỐCGI A MATXCƠVA,1968 MÁC, ĂNGGHEN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HỌC G. PHRITLENĐER NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA MATXCƠVA, 1968 Lê Lưu Oanh Phùng Ngọc Kiếm (dịch) Sách điện tử (bản in một mặt v2011.10.3), dựa trên bản lưu của Thư viện Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000. 2 Mục lục 1 Những vấn đề cơ bản của mĩ học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 2 Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 3 Vấn đề cái anh hùng, cái bi kịch, cái hài hước và châm biếm . . . . . . 63 4 Nguyên tắc tính Đảng cộng sản của văn học . . . . . . . . . . . . . . . . 79 5 Những vấn đề phương pháp luận lịch sử văn học . . . . . . . . . . . . . 86 3 1 Những vấn đề cơ bản của mĩ học Những năm 1844 - 1845 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thế giới quan của Mác. Vào những năm này, trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và những người Hêghen phái tả, Mác đã khởi thảo những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Và để phát triển, hoàn thiện những tư tưởng ấy, ông còn tiếp tục làm việc cùng với Ăngghen tới hàng chục năm sau. Khi khái quát sự phát triển lịch sử của chủ nghĩa Mác, Lênin viết: “Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, lại đặc biệt đặt ra trước mắt lúc thì vấn đề này, lúc thì vấn đề khác của chủ nghĩa Mác. Ở nước Đức, trước 1848, vấn đề nổi bật là sự hình thành hệ thống triết học của chủ nghĩa Mác; năm 1848 là tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác; trong những năm 1850 - 1860 là học thuyết về kinh tế của Mác” (Lênin - Bút ký, T.17, tr 53). Thời kỳ 1844 - 1845 là thời kỳ “hình thành hệ thống triết học của chủ nghĩa Mác”. Thời kỳ này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đối với cả sự phát triển của mĩ học mác xít. Chính trong thời gian này, Mác và Ăngghen đã áp dụng lần đầu tiên những nguyên tắc triết học mác xít - chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - vào việc giải quyết những vấn đề văn học và nghệ thuật. Sau khi làm một cuộc đảo lộn cách mạng trong triết học, Mác và Ăngghen thực hiện một cuộc chuyển biến cách mạng ngay cả trong lĩnh vực mĩ học. Hai ông bắt đầu mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử tư tưởng mĩ học. Trong Điếu văn trước mộ Mác, Ăngghen nói: “...Mác đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn mà trước kia đã bị tầng tầng lớp lớp tư tưởng che kín mất, là: trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v..; cho nên, việc sản xuất các tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và do đó, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế của một dân tộc hay một thời đại đã tạo nên cái cơ sở, trên đó các chế độ nhà nước, các quan điểm pháp luật và ngay cả tôn giáo, tín ngưỡng của con người đương thời phát triển; cũng 4 vì vậy, phải xuất phát từ cái cơ sở đó mà giải thích những cái kia, chứ không thể làm ngược lại, như từ trước tới nay người ta thường làm”. Một trở ngại căn bản trong việc xây dựng “thái độ khoa học và nghiêm túc đối với những vấn đề xã hội và lịch sử” thời trước Mác và Ăngghen, theo sự xác định của Lênin, là điều mà những người đại diện cho khoa học về xã hội cố rút ra: những hình thức của cuộc sống nhà nước và cuộc sống xã hội bắt nguồn từ “tư tưởng này hay tư tưởng khác của nhân loại”. Đối lập với điều ấy, từ tất cả những mối quan hệ xã hội, Mác và Ăngghen đã tách ra quan hệ sản xuất, coi đó là quan hệ cơ bản, đầu tiên quyết định tất cả những quan hệ còn lại. Nhờ đó hai ông đã chứng minh “tiến trình tư tưởng phụ thuộc vào tiến trình sự vật”, phát hiện ra “tư tưởng loài người” và toàn bộ cuộc sống xã hội nói chung phụ thuộc vào sự phát triển của những mối quan hệ vật chất xã hội, tức là phụ thuộc vào những mối quan hệ xã hội “đã được hình thành không cần qua ý thức con người” (Lênin - Bút ký, T.1, tr 120 - 130). Luận điểm của Mác nêu ra về chủ nghĩa duy vật, “phương thức sản xuất của đời sống vật chất quyết định các mặt xã hội, chính trị, tinh thần của đời sống nói chung”, có ý nghĩa quyết định ngay cả đối với quan điểm mác xít về những vấn đề nghệ thuật và mĩ học. Cũng như mọi “quá trình tinh thần của cuộc sống”, những khái niệm thẩm mỹ, những sở thích của con người xã hội, văn học và nghệ thuật, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là “thượng tầng tư tưởng” trên nền tảng kinh tế thực tế của xã hội. Khôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: