Sách chuyên đề về mạch bằng tiếng Việt hiện nay tương đối rất ít và ngay cả trong các sách giáo khoa cũng chỉ bàn sơ qua về các bộ mạch, khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng có chiều hướng muốn nghiên cứu sâu hơn về y học cổ truyền trong đó có mạch học. Cùng tham khảo tài liệu Mạch học tổng hợp do Hoàng Duy Tân thực hiện để hiểu hơn nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mạch học tổng hợp - Hoàng Duy Tân www.facebook.com/sachdongyduoc MẠCH HỌC TỔNG HỢP Tác giả: Hoàng Duy Tân LỜI NÓI ĐẦUTrong lâm sàng thực nghiệm, đối với các thầy thuốc YHCT, một trong những yếu tố chẩnđoán được coi là khó nhất, đó là việc xem mạch. Mạch tượng (hình thể của mạch) vừa làthực tại ( sờ, bắt được) nhưng cũng rất trừu tượng. Xét về từng ý nghĩa của mạch, mỗi loạimạch có thể chủ một loại bệnh khác nhau. Ngoài ra mạch ở các vị trí khác nhau cũng biểuhiện bệnh lý khác nhau. Thí dụ: Mạch Trầm (thuộc Thận - Thủy), nếu ở vị trí bộ xích bên taytrái ( bộ vị của Thận) thì rất tốt nhưng nếu ở vị trí bộ thốn tay trái (thuộc Tâm) lại rất nguyhiểm, vì đó là biểu hiện của thủy khắc hỏa, bệnh nặng hơn... Muốn hiểu tại sao cũng mạchTrầm, ở bộ vị này thì tốt, ở bộ vị khác lại xấu... đòi hỏi phải hiểu biết về y lý...Sách chuyên đề về mạch bằng tiếng Việt hiện nay tương đối rất ít và ngay cả trong các sáchgiáo khoa cũng chỉ bàn sơ qua về các bộ mạch, khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cóchiều hướng muốn nghiên cứu sâu hơn về YHCT (trong đó có mạch học).Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều nước đã nghiên cứu và sử dụng một sốmáy để chẩn đoán mạch. Với đà phát triển như vũ bão của khoa thông công nghệ thông tin,rất có thể trong tương lai, việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để thay thế đôi bàn tay củathầy thuốc trong việc xem mạch. Tuy nhiên, vẫn cần đến sự khéo léo, tinh tế của bàn tay thầythuốc trong việc xem mạch. Vì vậy, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một cách tổng quan vềnhững thiệt bị hiện đại dùng trong việc hỗ trợ ghi nhận mạch. Các chuyên gia về máy tínhnhận xét rằng, khi chúng mua một máy tính, ra khỏi cửa, có thể máy của chúng ta đã bị tụthậu rồi. Các thiết bị chúng tôi giới thiệu bây giờ, có thể chỉ vài năm nữa thôi sẽ trở thành tụthậu, nhưng hy vọng sẽ phần nào đem đến cho người đọc một số nét chấm phá về việc ứngdụng các thiết bị mới trong việc ghi nhận hình sóng mạch.Vì vậy, trong tinh thần nghiên cứu, học hỏi, chúng tôi cố gắng tổng hợp lại các sách mạch (đasố dựa theo các sách mạch bằng tiếng Hán) xưa và nay, sắp xếp lại thành hệ thống trongtừng vấn đề chuyên sâu về mạch.Nội dung của từng mạch được triển khai dưới 9 tiêu đề:1- Đại cương: Nêu lên phần xuất xứ hoặc định nghĩa về từng loại mạch đó.2- Mạch tượng: Cách mô tả hoặc hình vẽ biểu diễn của các mạch đó theo các sách chuyênkhoa. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu thêm (nếu có thể) hình vẽ biểu diễn của các mạchđó theo những sách mạch hiện đại: trình bày đường biểu diễn mạch qua các dạng sóng,được đo bằng các máy tương đối hiện đại, giúp người đọc có được sự so sánh hoặc dễ nhậnxét về các sóng mạch. 13- Nguyên nhân phát sinh mạch: Dựa theo quan điểm của các sách xưa và nay, theoYHCT lẫn YHHĐ. Thí dụ: Nguyên nhân phát sinh ra mạch PHÙ:+ Theo YHCT có thể do tà khí xâm nhập vào 3 kinh dương bức bách mạch khí ra ngoài...+ Theo YHHĐ có thể do lượng máu của tim tống ra được tăng lên...Những quan niệm tuy khác nhau giữa hai nền YHCT và YHHĐ có thể giúp người đọc hiểu rõhơn về nguyên nhân phát sinh ra loại mạch đó.4- Mạch chủ bệnh: Mỗi mạch, tùy từng bộ vị (thốn, quan xích) khác nhau, có thể biểu hiệnloại bệnh chứng khác nhau... Các y gia, qua kinh nghiệm, đã ghi chép tương đối khá đầyđủ... ở đây, chúng tôi chỉ tổng hợp lại và sắp xếp theo thứ tự thời gian của các tác phẩm tríchdẫn. Thí dụ cũng về mạch PHÙ, theo lịch sử phải kể đến sách Nội kinh Tố Vấn rồi đếnThương hàn luận, Kim quỹ...5- Mạch chủ kiêm mạch bệnh: Mỗi mạch, khi kết hợp với mạch khác, có thể đem lại ý nghĩabệnh lý khác nhau. Thí dụ: mạch Phù Sác chủ cảm phong nhiệt nhưng Phù Khẩn lại chủ cảmphong hàn...6- Mạch và trị liệu: Qua kinh nghiệm, các nhà mạch học đã tổng hợp được các phác đồ điềutrị cho từng loại mạch, làm cơ sở cho việc lập luận và nghiên cứu về mạch.7- Các lời bàn về mạch: Trình bày các quan điểm riêng của các sách về mạch có uy tín, kểcả những lời bình luận, tranh cãi... giúp hiểu sâu hơn về ý nghĩa và ứng dụng của các loạimạch đó trong nghiên cứu và trị liệu.8- Các y án liên quan đến mạch: Nêu những kinh nghiệm thực tiễn của các danh y và đócũng là cách hay nhất để hiểu rõ hơn về lý luận và ứng dụng mạch trong chẩn đoán và trịliệu.9- Sự liên hệ: (nếu có) giữa mạch đó với các mạch khác giúp cho dễ nhận xét và dễ nhớ.Vì tài liệu có hạn, sự hiểu biết có chừng mực mà đề tài về mạch quá rộng... chắc chắn tronglúc biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để việcbiên soạn được tốt đẹp và hoàn hảo hơn.Biên Hoà, ngày 01 tháng 04 năm 2006.HOÀNG DUY TÂN A- Đại cươngChữ MẠCH theo nguyên nghĩa có thể hiểu là:1- Chữ Mạch (脈) một bên là chữ Huyết (血) một bê ...