Mắm cáy Bình Lục
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 119.65 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Học tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn: lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ về hương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng của mắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy. Trên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mắm cáy Bình LụcMắm cáy Bình LụcHọc tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn:lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ vềhương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng củamắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếngbởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính làmắm cáy. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ nhưThanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triểnmạnh nhất ở huyện Bình Lục. Chú Nguyễn Văn Thành, người có thâm niênchế biến mắm cáy hơn chục năm nay ở xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục tâm sự:“làm mắm cáy đơn giản nhưng muốn mắm có hương vị đậm đà, thơm ngonthì cũng phải làm công phu lắm”.Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọnđược những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửasạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muốitinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đậpdập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôndưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Mắmcáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằnmặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy BìnhLục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi qua HàNam đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắmcáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…Lần nào về thăm nhà, tôi cũng được thưởng thức món rau lang luộc xanhnõn chấm với nước mắm cáy pha một chút ớt tỏi mẹ làm, tôi ăn đến cạn cảcháy mà vẫn còn thòm thèm. Mẹ thấy vậy thì cười rất tươi rồi ngân nga: “Ănthịt bò lo ngay ngáy – Ăn mắm cáy ngáy o o”. Như vậy, có thể nói mắm cáyđã đi vào cuộc sống của người dân, là món quà mà ai đã từng gắn bó với tuổithơ mình với nó, hẳn khó có thể nào quên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mắm cáy Bình LụcMắm cáy Bình LụcHọc tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn:lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ vềhương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng củamắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếngbởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính làmắm cáy. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ nhưThanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triểnmạnh nhất ở huyện Bình Lục. Chú Nguyễn Văn Thành, người có thâm niênchế biến mắm cáy hơn chục năm nay ở xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục tâm sự:“làm mắm cáy đơn giản nhưng muốn mắm có hương vị đậm đà, thơm ngonthì cũng phải làm công phu lắm”.Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọnđược những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửasạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muốitinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đậpdập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôndưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Mắmcáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằnmặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy BìnhLục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi qua HàNam đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắmcáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…Lần nào về thăm nhà, tôi cũng được thưởng thức món rau lang luộc xanhnõn chấm với nước mắm cáy pha một chút ớt tỏi mẹ làm, tôi ăn đến cạn cảcháy mà vẫn còn thòm thèm. Mẹ thấy vậy thì cười rất tươi rồi ngân nga: “Ănthịt bò lo ngay ngáy – Ăn mắm cáy ngáy o o”. Như vậy, có thể nói mắm cáyđã đi vào cuộc sống của người dân, là món quà mà ai đã từng gắn bó với tuổithơ mình với nó, hẳn khó có thể nào quên.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 306 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 254 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 249 5 0 -
69 trang 233 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 189 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 158 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 143 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 97 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 88 1 0