![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Mạn đàm về chữ 'Nho - 儒' trong các tranh luận về Nho giáo, Nho học xưa nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 271.59 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
ài viết này xuất phát từ góc độ văn hóa học để đi đến ngọn nguồn của khái niệm thông qua tổng quan và lí giải các cách hiểu khái niệm này của giới học giả Trung Hoa và Việt Nam trong lịch đại, ngõ hầu gửi tới độc giả trong, ngoài học giới một cách hiểu thấu triệt nhất về khái niệm quan trọng và ý nghĩa này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mạn đàm về chữ “Nho - 儒” trong các tranh luận về Nho giáo, Nho học xưa nay100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MẠN ĐÀM VỀ CHỮ “NHO - 儒” TRONG CÁC TRANH LUẬN VỀ NHO GIÁO, NHO HỌC XƯA NAY Hà Đăng Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: “Nho giáo”, “Nho học”, “Nho gia” hay “Nho thuật”... là những khái niệm rất đỗi quen thuộc đối với những ai từng trải qua trường lớp Việt Nam và các nước thuộc hệ quy chiếu Hán văn. Nhưng để biện biệt cho tường minh khái niệm và lai lịch của nó thì không hẳn nhiều người hiểu một cách thấu đáo. Bài viết này xuất phát từ góc độ văn hóa học để đi đến ngọn nguồn của khái niệm thông qua tổng quan và lí giải các cách hiểu khái niệm này của giới học giả Trung Hoa và Việt Nam trong lịch đại, ngõ hầu gửi tới độc giả trong, ngoài học giới một cách hiểu thấu triệt nhất về khái niệm quan trọng và ý nghĩa này. Từ khóa: Nho, Nho giáo, Nho học Nhận bài ngày 20.6.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 6.8.2019 Liên hệ tác giả: Hà Đăng Việt; Email: hadangvietvns@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Nho giáo, nội dung hoặc cấu trúc của họcthuyết Nho giáo, quá trình ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Namphong kiến và cả hiện đại nữa về các mặt: phong tục, đạo đức, lối sống, hành vi, tư tưởng,nhân sinh quan, thế giới quan, hay trong xây dựng các thiết chế xã hội, qui đinh luật pháphay khoa cử, mặt tích cực hay tiêu cực... là những điều chúng ta đã bàn đến nhiều.Tất nhiên là ở đó có những điểm đã đi đến thống nhất và không hẳn đã hết những chỗ cònbàn cãi. Với điều này, cần kể đến công trình dày dặn sau đây: Trần Trọng Kim với Nho giáo[4], Cao Xuân Huy với Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu [2], TrầnĐình Hượu với Những vấn đề triết học và lịch sử tư tưởng [3]... Đó là những công trình cóhệ thống về lịch sử và cấu trúc, tư tưởng Nho giáo đã được định danh và có quyền uy khoahọc mà các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đều dẫn dụ hoặc dùng làm hệ toạđộ tham chiếu. Ngoài ra còn có những cuộc hội thảo về Nho giáo, ở đó tập trung nhiều bàiviết lẻ đề cập cụ thể đến từng sự hiện diện của Nho giáo, Nho học suốt thời gian tồn tại củaTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 101nó trong đời sống xã hội - khoa cử - học thuật Việt Nam. “Nhưng chính đối tượng - Nhogiáo là gì, nhà Nho là ai - thì chưa xác định” (Trần Đình Hượu).2. NỘI DUNG Điều mà học giả Trần Đình Hượu đặt ra và đau đáu cho đến nay vẫn còn đó: “Ở ViệtNam, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu là Nho hay cảNguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu nữa cũng là Nho? Chỉ các ông Nghè, ôngThám là Nho hay cả các thầy đồ và thường kiêm cả thầy thuốc, thầy địa lí, thầy số nữa,cũng là Nho? Chỉ những người trung nghĩa như Lí Trần Quán, các di thần nhà Lê - và kháchơn một chút, các nhà Nho Cần Vương cuối thế kỉ XIX - là Nho hay cả những người ẩn dậtnhư Lí Tử Cấu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, cả những người nổi dậy chống triềuđình như Cao Bá Quát, Hoàng Phan Thái cũng là Nho? Chỉ những người lo tu dưỡng đạođức, “tiến lên thì làm quan, lui về thì làm thầy” mới là Nho hay cả những người quân sựnhư Trần Quốc Tuấn, nhà kinh tế như Nguyễn Công Trứ cũng là Nho? Đã là Nho thì chỉthừa nhận kinh truyện Nho gia, bài xích mọi dị đoan hay cũng có thể đồng thời có cả tưtưởng Lão - Trang, Âm dương, Phật giáo? Với những người rất thường gặp có tư tưởngphức tạp như vậy thì nên phân loại thế nào? Phải chăng có nhà Nho chân chính, có loại nhàNho pha tạp, có loại nhà Nho giả hay nhà Nho là như thế?” [3, tr.54]. Tất cả những trăn trở đó đã khiến cho các lớp hậu học không khỏi mông lung và tựthấy như là trách nhiệm thế hệ của mình. Vì lẽ đó, công việc tìm đáp án cho niềm khắckhoải của bậc tiên sư họ Trần từ quan điểm học thuật để hiểu một cách minh xác nội hàmcác khái niệm ấy, không thể nói là không có ý nghĩa! Cũng vì thế đương nhiên, ở đây sẽkhông đề cập đến những vấn đề nói ngay ở đầu nữa. Đức Khổng Tử (551-479 Tr.CN) được coi là người sáng lập ra Nho giáo trên cơ sởphát triển tư tưởng, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng của Chu Công Đán(tức Chu Công đã cùng Chu Vũ Vương xây dựng nhà Chu). Chu Công đã xác lập đẳng cấptrong xã hội gồm có: thiên tử - chư hầu - khanh, đại phu - sĩ. Chế độ đẳng cấp này đượcgiai cấp thống trị các triều đại sau chịu ảnh hưởng tiếp nhận triệt để. Ông đề ra các thể chếnhư phong tước, triều kiến, thăm hỏi, tang tế...; đề ra quy định về trang phục như “ngũphục” (5 loại quần áo mặc khi có tang), “ngũ lễ” (tân, quân, gia, tam tòng, tứ đức)... làmcho quan hệ đẳng cấp có tôn ti trật tự, bảo đảm ổn định xã hội. Đồng thời Chu Công cũngđịnh ra lễ nghi và nhạc tron ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mạn đàm về chữ “Nho - 儒” trong các tranh luận về Nho giáo, Nho học xưa nay100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MẠN ĐÀM VỀ CHỮ “NHO - 儒” TRONG CÁC TRANH LUẬN VỀ NHO GIÁO, NHO HỌC XƯA NAY Hà Đăng Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: “Nho giáo”, “Nho học”, “Nho gia” hay “Nho thuật”... là những khái niệm rất đỗi quen thuộc đối với những ai từng trải qua trường lớp Việt Nam và các nước thuộc hệ quy chiếu Hán văn. Nhưng để biện biệt cho tường minh khái niệm và lai lịch của nó thì không hẳn nhiều người hiểu một cách thấu đáo. Bài viết này xuất phát từ góc độ văn hóa học để đi đến ngọn nguồn của khái niệm thông qua tổng quan và lí giải các cách hiểu khái niệm này của giới học giả Trung Hoa và Việt Nam trong lịch đại, ngõ hầu gửi tới độc giả trong, ngoài học giới một cách hiểu thấu triệt nhất về khái niệm quan trọng và ý nghĩa này. Từ khóa: Nho, Nho giáo, Nho học Nhận bài ngày 20.6.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 6.8.2019 Liên hệ tác giả: Hà Đăng Việt; Email: hadangvietvns@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Nho giáo, nội dung hoặc cấu trúc của họcthuyết Nho giáo, quá trình ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Namphong kiến và cả hiện đại nữa về các mặt: phong tục, đạo đức, lối sống, hành vi, tư tưởng,nhân sinh quan, thế giới quan, hay trong xây dựng các thiết chế xã hội, qui đinh luật pháphay khoa cử, mặt tích cực hay tiêu cực... là những điều chúng ta đã bàn đến nhiều.Tất nhiên là ở đó có những điểm đã đi đến thống nhất và không hẳn đã hết những chỗ cònbàn cãi. Với điều này, cần kể đến công trình dày dặn sau đây: Trần Trọng Kim với Nho giáo[4], Cao Xuân Huy với Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu [2], TrầnĐình Hượu với Những vấn đề triết học và lịch sử tư tưởng [3]... Đó là những công trình cóhệ thống về lịch sử và cấu trúc, tư tưởng Nho giáo đã được định danh và có quyền uy khoahọc mà các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đều dẫn dụ hoặc dùng làm hệ toạđộ tham chiếu. Ngoài ra còn có những cuộc hội thảo về Nho giáo, ở đó tập trung nhiều bàiviết lẻ đề cập cụ thể đến từng sự hiện diện của Nho giáo, Nho học suốt thời gian tồn tại củaTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 101nó trong đời sống xã hội - khoa cử - học thuật Việt Nam. “Nhưng chính đối tượng - Nhogiáo là gì, nhà Nho là ai - thì chưa xác định” (Trần Đình Hượu).2. NỘI DUNG Điều mà học giả Trần Đình Hượu đặt ra và đau đáu cho đến nay vẫn còn đó: “Ở ViệtNam, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu là Nho hay cảNguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu nữa cũng là Nho? Chỉ các ông Nghè, ôngThám là Nho hay cả các thầy đồ và thường kiêm cả thầy thuốc, thầy địa lí, thầy số nữa,cũng là Nho? Chỉ những người trung nghĩa như Lí Trần Quán, các di thần nhà Lê - và kháchơn một chút, các nhà Nho Cần Vương cuối thế kỉ XIX - là Nho hay cả những người ẩn dậtnhư Lí Tử Cấu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, cả những người nổi dậy chống triềuđình như Cao Bá Quát, Hoàng Phan Thái cũng là Nho? Chỉ những người lo tu dưỡng đạođức, “tiến lên thì làm quan, lui về thì làm thầy” mới là Nho hay cả những người quân sựnhư Trần Quốc Tuấn, nhà kinh tế như Nguyễn Công Trứ cũng là Nho? Đã là Nho thì chỉthừa nhận kinh truyện Nho gia, bài xích mọi dị đoan hay cũng có thể đồng thời có cả tưtưởng Lão - Trang, Âm dương, Phật giáo? Với những người rất thường gặp có tư tưởngphức tạp như vậy thì nên phân loại thế nào? Phải chăng có nhà Nho chân chính, có loại nhàNho pha tạp, có loại nhà Nho giả hay nhà Nho là như thế?” [3, tr.54]. Tất cả những trăn trở đó đã khiến cho các lớp hậu học không khỏi mông lung và tựthấy như là trách nhiệm thế hệ của mình. Vì lẽ đó, công việc tìm đáp án cho niềm khắckhoải của bậc tiên sư họ Trần từ quan điểm học thuật để hiểu một cách minh xác nội hàmcác khái niệm ấy, không thể nói là không có ý nghĩa! Cũng vì thế đương nhiên, ở đây sẽkhông đề cập đến những vấn đề nói ngay ở đầu nữa. Đức Khổng Tử (551-479 Tr.CN) được coi là người sáng lập ra Nho giáo trên cơ sởphát triển tư tưởng, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng của Chu Công Đán(tức Chu Công đã cùng Chu Vũ Vương xây dựng nhà Chu). Chu Công đã xác lập đẳng cấptrong xã hội gồm có: thiên tử - chư hầu - khanh, đại phu - sĩ. Chế độ đẳng cấp này đượcgiai cấp thống trị các triều đại sau chịu ảnh hưởng tiếp nhận triệt để. Ông đề ra các thể chếnhư phong tước, triều kiến, thăm hỏi, tang tế...; đề ra quy định về trang phục như “ngũphục” (5 loại quần áo mặc khi có tang), “ngũ lễ” (tân, quân, gia, tam tòng, tứ đức)... làmcho quan hệ đẳng cấp có tôn ti trật tự, bảo đảm ổn định xã hội. Đồng thời Chu Công cũngđịnh ra lễ nghi và nhạc tron ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mạn đàm về chữ Nho Tranh luận về Nho giáo Văn hóa học Hệ quy chiếu Hán văn Trung Quốc Nho họcTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 228 0 0 -
12 trang 161 0 0
-
16 trang 142 0 0
-
15 trang 137 0 0
-
9 trang 124 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 68 0 0 -
100 bài dân ca 3 miền - Dân ca Việt Nam
149 trang 46 1 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt: Phần 1
135 trang 46 0 0 -
13 trang 42 0 0
-
Phạm vi sử dụng của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam
4 trang 40 0 0