Danh mục

Mãn tính chi khí quản viêm (Viêm phế quản mạn tính) (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.16 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo YHHĐ. + Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhày của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ít nhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.Cho đến nay ,Tổ chức Y tế thế giới và các nhà nghiên cứu viêm phế quản mạn tính vẫn dùng định nghĩa này và cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán vì lợi ích của nó trong nghiên cứu dịch tễ học. Theo Laenac (1986) xếp bệnh viêm phế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mãn tính chi khí quản viêm (Viêm phế quản mạn tính) (Kỳ 1) Mãn tính chi khí quản viêm (Viêm phế quản mạn tính) (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1 Theo YHHĐ. + Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhày của niêm mạcphế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ítnhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền. Cho đến nay ,Tổ chức Y tế thế giới và các nhà nghiên cứu viêm phế quảnmạn tính vẫn dùng định nghĩa này và cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán vì lợi ích củanó trong nghiên cứu dịch tễ học. Theo Laenac (1986) xếp bệnh viêm phế quảnmạn tính vào nhóm bệnh phổi không đặc hiệu. Ngày nay, các tác giả Mỹ thayviêm phế quản mạn bằng bệnh danh: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronicobstructive pulmonary dusease). Viêm phế quản mạn tính là nguyên nhân hàngđầu dẫn đến tâm phế mạn. + Chẩn đoán xác định dựa vào: - Hỏi bệnh: phần lớn là nam giới từ 44 – 50 tuổi có nghiện thuốc lá, thuốclào; ho và khạc đờm thường về buổi sáng, từng đợt khoảng 3 tuần liền, mỗi năm 3tháng và ít nhất là 2 năm liền. - Có từng đợt kịch phát nặng: ho, khạc đờm có mủ; khó thở như cơn hen;nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Thường do bộinhiễm, triệu chứng nhiễm khuẩn có khi rõ rệt nhưng phần nhiều là kín đáo. Bệnhnhân có thể tử vong do suy hô hấp cấp. - XQ: rốn phổi 2 bên đậm. Cần chẩn đoán phân biệt với: lao phổi, hen phế quản, ung thư phế quản,giãn phế quản, giãn phế nang. 1.2. Theo YHCT Y học Cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh thuộc các phạm trù “khái thấu,đàm ẩm, suyễn chứng” kết hợp với ngoại tà (phản phục) xâm lăng và liên quanmật thiết đến công năng của 3 tạng (phế, tỳ , thận) thất điều. Thời kỳ cấp tính đa phần do ngoại tà phạm phế, phế mất thanh liêm dẫn đếnkhái thấu; khái thấu lâu gây thương phế, phế khí hao hư tổn thương đến tỳ thận vàcông năng của tâm. Tỳ hư bất năng vận hóa thủy thấp, tất thấp ngưng sinh đàm ở trên trở phế,phế khí bất tuyên tắc khái thấu, đàm trọc tụ phế, hoặc thận bất nạp khí suyễn tắc.Thời kỳ mãn tính kéo dài phần nhiều thuộc về chính khí bất túc hoặc chứng hưthác tạp. 2. biện chứng luận trị: 2.1. Thời kỳ phát bệnh cấp tính. 2.1.1 Thể phong hàn phạm phế: Khái thấu, thanh nặng, sợ lạnh, chi lạnh, sắc mặt trắng sáng, thậm chího suyễn không nằm ngửa được ảnh hưởng đến ngủ; đàm nhiều sắc trắng tronglỏng; miệng không khát, thích ăn uống nóng; tiểu tiện trong dài; chất lưỡi nhợthồng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt hoặc huyền hoãn. - Pháp điều trị: sơ phong tán hàn - hóa đàm chỉ khái. - Phương thuốc: “Xạ can ma hoàng thang” hợp phương “trạch tất thang”gia giảm. Xạ can 12g Chích tử uyển 12g Cát cánh 10g Trạch đằng 10g Chích ma hoàng 10g Tiền hồ 10g Trần bì 12g Pháp bán hạ 10g Cam thảo 5g Chích tô tử 10g. - Gia giảm: . Biểu thực hàn thì gia thêm: sinh ma hoàng 10g. . Vô hãn phải gia thêm: quế chi 10g. . Đại tiện nát thì bỏ chích tô tử; gia thêm: sinh khương 2 - 3 lát. . Miệng khát, rêu vàng, đầu lưỡi hồng thì gia thêm: hoàng cầm 10g. .Nếu có bệnh dạ dày thì bỏ trạch đằng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: