Danh mục

Mào gà: chữa băng huyết, đại tiện ra máu

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở nước ta thường gặp mào gà trắng hay mào gà đuôi mang; mào gà đuôi nheo (Celosia argentea L.), và mào gà đỏ, mồng gà, mồng gà tua (Celosiaargentea L. var. cristata Moq. forma plumosa (Voss.) Bakh.), thuộc họ rau dền (Amaranthaceae).Mào gà trắng là cây thảo hàng năm, nhẵn, phân nhánh nhiều hay ít, cao 80 cm tới 100 cm. Thân có rãnh dọc, lá mọc so le, hình dải hay ngọn giáo, nhọn, dài 3 - 10 cm, rộng 2 - 4 cm. Hoa không cuống xếp thành bông trắng hay hồng, dài 3 10 cm....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mào gà: chữa băng huyết, đại tiện ra máu Mào gà: chữa băng huyết, đại tiện ra máu Ở nước ta thường gặp mào gà trắng hay mào gà đuôi mang; mào gàđuôi nheo (Celosia argentea L.), và mào gà đỏ, mồng gà, mồng gà tua (Celosiaargentea L. var. cristata Moq. forma plumosa (Voss.) Bakh.), thuộc họ raudền (Amaranthaceae). Mào gà trắng là cây thảo hàng năm, nhẵn, phân nhánh nhiều hay ít, cao 80cm tới 100 cm. Thân có rãnh dọc, lá mọc so le, hình dải hay ngọn giáo, nhọn, dài 3- 10 cm, rộng 2 - 4 cm. Hoa không cuống xếp thành bông trắng hay hồng, dài 3 -10 cm. Quả nang, mở ngang (quả hộp), chứa nhiều hạt hình thận đen, nhỏ hơn hạtmào gà đỏ. Mào gà đỏ là cây thảo sống dai, cao 70 cm hay hơn, có thân mọc đứng vàphân nhánh. Lá có cuống, phiến lá hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khihình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng hay trắng, có cuống rất ngắn xếp thànhcụm hoa bông hầu như không cuống, hình trái xoan tháp, có khi nó dẹp ra, cụt ởđỉnh. Quả thuôn, hầu như là hình cầu. Phân bố và sinh thái: Mào gà có nguồn gốc ở vùng đông Ấn Độ và được trồng làm cảnh. Ngàynay, mào gà trắng phát tán khắp nơi ở những ruộng bỏ hoang, bãi cỏ, ven đườngđi. Chế biến làm thực phẩm: Lá mào gà có thể dùng luộc ăn như rau muống. Hạt mào gà thường đượcdùng để trang điểm bánh ngọt. Sử dụng làm thuốc: Để làm thuốc, người ta lấy cụm hoa mào gà phơi khô, còn lá thường dùngtươi hoặc phơi khô. Hạt thường dùng khô. - Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, dùng chữa băng huyết, đại tiện ra máu,kiết lỵ ra máu. Dùng 20 g dạng thuốc sắc. + Chữa hành kinh không dứt, rong huyết, dùng hoa mào gà khô tán nhỏ,uống mỗi lần 8 g với rượu, không ăn cá tanh và thịt heo. + Chữa sau khi đẻ, máu hôi không thông sinh đau bụng, dùng hoa mào gàtrắng 30 g sắc uống. + Chữa bệnh lỵ lâu ngày sinh ra máu mủ, dùng cả hai loại mào gà, mỗi vị20 g sắc uống. - Hạt mào gà có vị đắng, tính mát, dùng chữa đau mắt. Ở Trung Quốc cũngdùng trong các chứng xuất huyết (chảy máu dạ dày - ruột, chảy máu cam, nôn ramáu) và băng huyết. Cũng dùng làm thuốc rửa trị đau mắt, nhưng những người cócon ngươi giãn to thì không dùng được. Hạt mào gà đỏ còn dùng trị rắn rết cắn(nhai nuốt nước lấy bã đắp). - Lá mào gà phơi khô dùng chữa hen phế quản, lấy 30 g sắc nước uống. Cóthể phối hợp với lá bông bông, lá xương sông, dây tơ hồng (sao), mỗi vị 20 g, sắcnước uống. Để chữa lở ngứa và trĩ chảy máu, dùng lá mào gà tươi nấu nước rửa,ngâm, hoặc giã nhỏ xoa đắp. O

Tài liệu được xem nhiều: