Danh mục

Mào gà đỏ cũng là thuốc

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.01 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mào gà đỏ hay bông mồng gà - Celosia argentea L. var. cristata L., thuộc họ rau dền - Amaranthaceae. Cây sống dai, cao 30 - 45 cm hay hơn, có thân thẳng đứng và phân nhánh. Lá hình bầu dục, màu xanh xám pha đỏ. Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt, trông giống như mào con gà trống. Các hoa thật tạo thành một phần hình trụ ở phía dưới các mào đó. Hoa màu đỏ hay nâu vàng.Cây trồng chủ yếu để lấy hoa vào mùa hè, nhưng có thể trồng quanh năm. Thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mào gà đỏ cũng là thuốc Mào gà đỏ cũng là thuốc Mào gà đỏ hay bông mồng gà - Celosia argentea L. var. cristata L.,thuộc họ rau dền - Amaranthaceae. Cây sống dai, cao 30 - 45 cm hay hơn, có thân thẳng đứng và phân nhánh.Lá hình bầu dục, màu xanh xám pha đỏ. Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt,trông giống như mào con gà trống. Các hoa thật tạo thành một phần hình trụ ởphía dưới các mào đó. Hoa màu đỏ hay nâu vàng. Cây trồng chủ yếu để lấy hoa vào mùa hè, nhưng có thể trồng quanh năm.Thường sử dụng để trồng trong chậu, trồng ở các vườn hoa và cắt hoa cắm lọ. Có những dạng cây có cụm hoa rất lớn, xoắn lại thành hình cầu đỏ thắm.Lại có dạng có cụm hoa mảnh, kéo dài, màu đỏ và vàng xen nhau. Mào gà là loại cây dễ trồng. Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầmnon mọc ở nách lá và các hoa phụ. Hoa mào gà được sử dụng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp lỵ ramáu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửamắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt ở trẻ em. Đồng bào miền núi trồng cây màogà trước nhà để khi cần lấy hạt nhai nuốt nước lấy bã đắp trị rắn cắn. Ăn củ nên thuốc Thứ bảy, 16/02/2008, 06:18 GMT+7 Củ là phần phình to của thân, rễ hoặc thân rễ của cây, thường là nơidự trữ chất dinh dưỡng, chủ yếu là tinh bột, các loại glucid khác, hoặc tinhdầu, nước... Người ta thường phân biệt có hai loại củ: Củ dưới mặt đất: củ do sự biến dạng của rễ (như sắn, cà rốt, củ cải), thân rễ(gừng, riềng) hoặc là thân hay chồi thân. Trong trường hợp củ có xuất xứ từ thânhay chồi thân thì có lá tiêu giảm chỉ là những vảy nhỏ dễ rụng. Các chồi phát triểntừ cách sinh sản này của củ gọi là mắt (như ở khoai tây hoặc khoai lang). Cũng có trường hợp như ở cây đậu phộng (lạc) cái mà ta gọi là củ chính làquả. Hoa của cây lạc có sự thụ tinh ngậm, nghĩa là sự thụ tinh đó xảy ra trong lòngđất, do vậy đến mùa lạc có hoa, ta phải lấp đất vào gốc để cho hoa hình thành quả,quả lạc nằm trong đất như các loại củ nên cũng được gọi là “củ lạc”. Đối với củ ấu cũng vậy, đó chính là quả của cây ấu, nhưng do quả thườngrụng xuống và bị vùi trong bùn nên người ta nghĩ đó là củ. Lại có những củ dạng hành do các chồi ngầm phình to phía trên cổ rễ. Đó làbộ phận chứa chất dinh dưỡng dự trữ, trông như củ hành nhưng có cấu trúc giốngcủ, có các vảy lá, chồi nách và gióng, như trường hợp của củ năn hay củ mã thầy. Củ trên mặt đất: là củ do thân biến dạng và thường có lá. Như trường hợpcủa củ su hào là do chính thân cây biến đổi, do vậy quanh củ su hào có nhiều lámà ta phải cắt đi và bóc lớp vỏ ngoài, tức là vỏ thân cây. Hoặc như củ hành, củ tỏi, củ của một số loài lan có các lá biến đổi thànhdạng vảy úp lên nhau, các vảy ngoài khô, dai, còn các vảy trong nạc, mọng cóchức năng dự trữ. Do đó giữa các hành có lá phát triển thành lá thực sự và chồi sẽthành cán hoa mang hoa. Hành có thể có nhiều chồi nách mà người ta tách ra đểnhân giống. Củ thường là nơi dự trữ chất dinh dưỡng của cây. Có nhiều loại củ có phẩmchất tốt đã được con người sử dụng như các loại rau và làm dược liệu.

Tài liệu được xem nhiều: