Nhiều người quan niệm rằng marketing là cuộc đọ sức giữa các sản phẩm, và theo thời gian, sản phẩm thắng thế là sản phẩm tốt nhất. Với suy nghĩ này, những người làm marketing thường chỉ nghĩ đến việc "nghiên cứu" và "thu thập dữ liệu thực tế".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Marketing - cuộc đọ sức về nhận thức khách hàng
Marketing - cuộc đọ sức về
nhận thức của khách hàng
Nhiều người quan niệm rằng marketing là cuộc đọ sức giữa
các sản phẩm, và theo thời gian, sản phẩm thắng thế là sản
phẩm tốt nhất. Với suy nghĩ này, những người làm marketing
thường chỉ nghĩ đến việc 'nghiên cứu' và 'thu thập dữ liệu
thực tế'.
Họ phân tích tình hình để tin chắc rằng mình nhận định đúng. Sau
đó, họ tự tin giương cờ tiến vào chiến trường marketing, với niềm
tin rằng mình cung cấp sản phẩm tốt nhất, và sản phẩm tốt nhất
này sẽ giành chiến thắng.
Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Không có yếu tố khách quan nào ở
đây cả. Không có dữ liệu thực tế nào cả. Cũng không có sản
phẩm nào là sản phẩm tốt nhất cả!
Tất cả những gì tồn tại trong thế giới marketing chỉ là nhận thức -
cái tồn tại trong ý thức khách hàng tiềm năng. Nhận thức của
khách hàng mới chính là thực tế và quan trọng nhất. Tất cả
những cái khác đều là ảo tưởng.
Mọi chân lý đều mang tính tương đối, tùy thuộc vào nhận thức
của từng cá nhân. Khi bạn nói: 'Tôi đúng, người kia sai' thực ra
là bạn đang khẳng định nhận thức của bạn. Trong thực tế, có
nhiều người luôn tự cho rằng họ có nhận thức đúng đắn hơn
những người khác. Họ có cảm giác rằng mình không thể sai.
Nhận thức của họ chính xác hơn của người đồng nghiệp, của
hàng xóm hay của bạn bè người thân. Họ lầm lẫn giữa chân lý và
nhận thức cá nhân. Với họ, hai khái niệm này dường như không
có sự khác biệt nào.
Nhưng việc phân biệt hai khái niệm thật ra cũng không phải dễ
dàng. Và để đương đầu với thực tế đáng sợ là mình trở thành
một cá thể cô đơn trong vũ trụ, con người bắt đầu phản chiếu cái
tôi cá nhân của mình ra thế giới bên ngoài. Họ 'sống' trong thế
giới sách, phim ảnh, truyền hình, báo chí. Họ 'thuộc về' những
câu lạc bộ, tổ chức, đoàn thể, thể chế.
Cái thế giới bên ngoài này dường như lại thật hơn chính cái thế
giới tồn tại thật sự trong nhận thức của họ. Thế nhưng thực tế
duy nhất mà bạn có thể tin tưởng một cách chắc chắn lại chính là
nhận thức, là quan niệm riêng của bạn. Nếu vũ trụ tồn tại, nó tồn
tại trong nhận thức của bạn. Đó là một thực tế mà các chương
trình marketing phải đối diện. Marketing chính là nghệ thuật xử lý
những quan niệm, những nhận thức đó.
Nhiều sai lầm trong marketing xuất phát từ ảo tưởng rằng chúng
ta đang đua tranh về chất lượng sản phẩm và cuộc đua đó gắn
chặt với thực tế. Tất cả những nguyên tắc marketing mà cuốn '22
quy luật bất biến trong marketing' nêu ra lại xuất phát từ quan
điểm hoàn toàn trái ngược.
Điều mà một số người làm marketing xem là 'quy luật tự nhiên'
của marketing thì lại dựa trên giả thuyết không hoàn toàn đúng
rằng chất lượng sản phẩm là mấu chốt của chiến lược marketing,
và rằng việc bạn thắng hoặc thua hoàn toàn phụ thuộc vào chất
lượng sản phẩm. Đó chính là lý do tại sao những hoạt động
marketing sản phẩm, được triển khai một cách tự nhiên và hợp
lô-gíc, nhưng lại không đạt hiệu quả như mong đợi.
Chỉ có thông qua việc nghiên cứu cơ chế hình thành nhận thức
khách hàng và tập trung tất cả các chương trình marketing vào
những nhận thức ấy, thì bạn mới có thể chiến thắng được những
hình thức marketing theo lối mòn trước đây.
Người làm marketing chú ý nhiều đến dữ liệu thực tế bởi họ tin
vào thực tế khách quan. Hơn nữa, người làm marketing thường
luôn cho rằng mình đúng. Nếu đã nghĩ 'phải có sản phẩm tốt nhất
thì mới chiến thắng trong cuộc chiến marketing', thì bạn cũng rất
dễ dàng tin rằng mình đã có trong tay sản phẩm tốt nhất. Ở đây,
điều cần làm là hãy thay đổi quan điểm của bạn.
Việc thay đổi nhận thức của khách hàng lại là một vấn đề khác.
Sau khi có chút ít kinh nghiệm sử dụng một sản phẩm nhất định,
khách hàng khẳng định ngay rằng họ luôn đúng. Nhận thức tồn
tại trong tâm trí họ thường được diễn giải như chân lý phổ quát.
Bạn hãy xem xét tình huống sau để nhận thấy sức mạnh của
nhận thức mà khách hàng áp đặt cho cùng một chủng loại sản
phẩm.
Ở thị trường Mỹ, ba thương hiệu xe hơi Nhật Bản bán chạy nhất
là Honda, Toyota và Nissan. Nhiều người làm marketing cho rằng
cuộc cạnh tranh giữa ba thương hiệu này dựa trên các tiêu chí
chất lượng, kiểu dáng, công suất và giá cả. Nhưng thực tế không
như vậy.
Tiêu chí quyết định thương hiệu nào sẽ thắng thế phụ thuộc vào
việc mọi người nghĩ như thế nào về Honda, Toyota và Nissan. Rõ
ràng, marketing là cuộc chiến về nhận thức.
Các nhà sản xuất xe hơi Nhật bán ra thị trường Mỹ cùng loại xe
mà họ bán ở Nhật. Nếu marketing quả thật là cuộc chiến về sản
phẩm, bạn ắt phải nghĩ rằng ở cả hai thị trường thứ tự về doanh
thu của các hãng sẽ như nhau.
Cùng chất lượng, cùng kiểu dáng, cùng công suất, và giá cả
tương đương sẽ cho doanh thu tương đương nhau - ở Nhật cũng
như ở Mỹ. Nhưng ở Nhật, Honda không phải là công ty hàng đầu
về xe hơi. Tại đây, Honda chỉ giữ vị trí thứ ba, sau Toyota và
Nissan. Doanh số của Honda chỉ bằng 1/4 doanh số của Toyota.
Như vậy, có điều gì khác biệt giữa Honda ở Nhật và Honda ở
Mỹ? Đó chính là: sản phẩm giống nhau, nhưng nhận thức của
khách hàng trên hai thị trường này lại khác nhau.
Nếu bạn khoe với bạn bè mình ở New York rằng bạn vừa mua
một chiếc Honda, họ sẽ hỏi bạn: 'Cậu mua xe hơi gì? Civic?
Accord? Prelude?'. Còn nếu bạn kể với bạn bè mình ở Tokyo
rằng bạn đã mua một chiếc Honda, họ sẽ hỏi bạn: 'Cậu mua xe
máy gì?' Ở Nhật, Honda được khách hàng biết đến như một nhà
sản xuất xe máy, và có vẻ như không ai muốn mua xe hơi do một
hãng chuyên về xe máy sản xuất.
Tiếp theo, bạn hãy xem xét tình huống ngược lại: Theo bạn, liệu
Harley-Davidson có thành công không nếu họ sản xuất xe hơi
hiệu Harley-Davidson? Có thể bạn sẽ cho rằng điều đó tùy thuộc
vào sản phẩm mà họ cung cấp - vào chất lượng, kiểu dáng, công
suất, giá cả.
Thậm chí có khi bạn còn tin rằng uy tín của Harley-Davidson sẽ là
một thứ giá trị gia tăng. N ...