Danh mục

Mất ngủ ở trẻ nhỏ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.11 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ mang tính chất của một nhịp sinh học. Trong những tháng đầu của trẻ, nhịp thức - ngủ là nhịp sinh hoạt cơ bản. Giấc ngủ ngon đối với trẻ là một bảo đảm cho sức khỏe vì đó là khoảng thời gian để phục hồi năng lượng cho hoạt động, để thuần thục hệ thần kinh, để xúc tiến các chức năng nội tiết, đặc biệt nội tiết tăng trưởng. Tuy không phức tạp (có nhiều giai đoạn) như giấc ngủ ở người lớn, giấc ngủ ở trẻ nhỏ cũng không đơn thuần,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mất ngủ ở trẻ nhỏ Mất ngủ ở trẻ nhỏ Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ mang tính chất của một nhịp sinh học. Trong những tháng đầu của trẻ, nhịp thức - ngủ là nhịp sinh hoạt cơ bản. Giấc ngủ ngon đối với trẻ là một bảo đảm cho sức khỏe vì đólà khoảng thời gian để phục hồi năng lượng chohoạt động, để thuần thục hệ thần kinh, để xúc tiếncác chức năng nội tiết, đặc biệt nội tiết tăngtrưởng.Tuy không phức tạp (có nhiều giai đoạn) như giấcngủ ở người lớn, giấc ngủ ở trẻ nhỏ cũng không đơnthuần, vì trong mỗi đêm ngủ cũng thường xen kẽnhiều chu kỳ ngủ với hai giai đoạn: giai đoạn ngủ yêntĩnh (với nhịp thở đều đặn, tương ứng với giai đoạnngủ sâu ở người lớn) và giai đoạn ngủ xáo động (vớicử động vật vã của chân tay cùng nét mặt cười, mếuvv..., tương ứng với giai đoạn ngủ nghịch đảo ởngười lớn). Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi giaiđoạn đó có những ý nghĩa khác nhau: Giai đoạn ngủ yên tĩnh giúp trẻ phục hồi nănglượng thể chất và đặc biệt ở giai đoạn này, cơ thể tiếtnhiều các hormon kích thích tăng trưởng. Giai đoạn ngủ xáo động giúp trẻ tái tạo các hìnhảnh nhìn thấy lúc thức để bắt đầu có mộng mị vàmanh nha các hoạt động tâm trí cũng như tiềm thứcnội tâm - Có người nhấn mạnh tác dụng thuần thụchóa hệ thần kinh của trẻ ở giai đoạn này (chươngtrình hóa lại có chu kỳ của hệ thần kinh trung ương từcác thông tin di truyền).Đối với giấc ngủ đêm, thức giấc sinh lý của trẻ xảy ravào khoảng nửa đêm tới 5 giờ sáng với nhịp độ cứmột tiếng rưỡi tới 2 tiếng một lần. Người ta nói tới trẻbị mất ngủ khi trẻ chậm đi vào giấc ngủ hoặc chậmtrở lại giấc ngủ sau khi thức giấc. Nỗi sợ hãi đêm tốivà mộng mị có thể làm trẻ sợ hãi mà kêu khóc, vật vãkhi tỉnh giấc và vào những lúc ấy rất cần thiết cóngười lớn bên cạnh ôm ấp, vỗ về, trấn an để trẻ ngủlại - Việc quá lo lắng, vội vàng cho thuốc an thần mỗikhi trẻ mất ngủ nhiều khi lại gây tai hại do làm rối loạnnhịp sinh lý của trẻ - Tốt nhất là nên quan sát ghichép thời gian của nhịp sinh học thức ngủ trong 24giờ trong vài ngày, để giúp thầy thuốc khi khám trẻnhận định được đúng tình huống: bên cạnh cáchchăm sóc giấc ngủ cho trẻ chưa tốt và các nguyênnhân tâm lý, thầy thuốc có thể tìm ra một nguyênnhân thực thể gây mất ngủ cho trẻ như: viêm họng,chàm ngứa, rối loạn tiêu hóa vv... Phải dè chừng cácbiểu hiện ban đêm như vật vã nhiều, không chịu bú,nôn trớ vv... Tình trạng thức đêm kéo dài sẽ gây ra bùtrừ làm trẻ thức dậy muộn, từ đó gây ra so le các giấcngủ ngày và ngủ tối của trẻ.Chu kỳ sinh học giữa ngủ và thức ở trẻ nhỏ nhưsau:Trẻ mới đẻ ra có nhu cầu ngủ tới 16 -17 giờ mỗi ngàyrồi giảm dần cho tới 6 tháng tuổi thì tỷ lệ thời gianthức - ngủ bằng nhau (12 tiếng/12tiếng) duy trì chotới 1 năm tuổi. Trẻ từ 3 -5 tuổi vẫn cần ngủ tới 11 giờvà trẻ từ 6 -12 tuổi cần ngủ từ 9 -10 giờ trong ngày.Về nhịp độ của các giấc ngủ thì đối với trẻ sơ sinh lúcđầu được phân bố theo từng khoảng thời gian 4 tiếng(nên không ảnh hưởng đến các lần cho trẻ bú) và bắtđầu từ tháng thứ 3 trở đi, các giấc ngủ đêm mới kéodài hơn (tuy nhiên ban đêm trẻ vẫn còn tồn tại nhữnglúc thức giấc bằng khoảng 10% thời gian ngủ cho tới1 năm tuổi). Nếu như trẻ từ 1-2 tuổi có 2 chu kỳ ngủtrong 1 đêm (nghĩa là có 1 lần thức giấc ban đêm) thìtrẻ lên 4 hầu như không còn ngủ ngày nữa. Lên 5tuổi, dỗ được cho trẻ ngủ ngày rất khó nhưng khảnăng này được tăng lên vào tuổi dậy thì.Hiểu biết về nhịp độ sinh học của giấc ngủ ở trẻ nhỏlà cần thiết để đánh giá đúng mỗi khi trẻ mất ngủ, màkhông căn cứ chủ quan vào nhịp độ sinh học của giấcngủ ở trẻ lớn và người lớn.

Tài liệu được xem nhiều: