Thông tin tài liệu:
Ai trong chúng ta cũng biết rằng sự sống trên Trái đất tồn tại được là nhờ mặt trời. Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt năng cho Trái đất. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu biết tường tận về cấu trúc của mặt trời và các ảnh hưởng của nó đối với môi trường khí hậu. Do đó, trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn về cấu trúc của mặt trời theo các nghiên cứu của các nhà khoa học làm việc cho Nasa....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mặt Trời và chu kỳ vệt đen Mặt Trời VỆT ĐEN MẶT TRỜIAi trong chúng ta cũng biết rằng sự sống trên Trái đất tồn tại được là nhờ mặt trời. Mặttrời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt năng cho Trái đất. Tuy nhiên, rất ít ngườitrong chúng ta hiểu biết tường tận về cấu trúc của mặt trời và các ảnh hưởng của nóđối với môi trường khí hậu. Do đó, trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với cácbạn về cấu trúc của mặt trời theo các nghiên cứu của các nhà khoa học làm việc choNasa.Thêm vào đó, ngày nay con người đã biết thêm rằng các vệt đen mặt trời và chu kỳ củanó cũng góp phần vào việc gây nên sự nóng dần của Trái đất, từ một công bố vào đầunăm 1997 của ba nhà khoa học người Đan Mạch (xem thêm bài viết của Gs. Lê HuyBá, Viện Môi Trường và Tài Nguyên Đại Học Quốc Gia, TP. HCM, Tuổi Trẻ ChủNhật 8/3/1998). Một chu kỳ mặt trời kéo dài khoảng 11 năm, trong chu kỳ này hoạtđộng của mặt trời tăng lên trong bốn năm và giảm trong bảy năm sau, liên quan đến sựthay đổi cực liên tiếp của từ trường mặt trời. Ở giai đoạn cực đại của chu kỳ ấy, sốlượng các vệt đen mặt trời đạt tới số lượng nhiều nhất. Các vụ nổ của mặt trời cũngnhiều hơn, phát xạ vào vũ trụ các ion tạo thành gió mặt trời, làm cho các tia vũ trụkhông thể tới được trái đất để tạo điều kiện cho sự phát triển của lớp vỏ mây trên khíquyển trái đất, do đó các tia mặt trời đến trái đất nhiều hơn và làm cho trái đất nónglên. Vào giai đoạn cực tiểu các tia vũ trụ đến được Trái đất nhiều hơn tạo thành cácđám mây hắt ngược lại vào vũ trụ hơi nóng mặt trời, do đó khí hậu Trái đất lạnh đi.Dựa trên lý thuyết này, tại một hội nghị tổ chức tại Hague vào ngày 14-11-1996, FriisChristensen và một số nhà khoa học Hà Lan cho rằng sự nóng dần lên của Trái đất làdo Mặt trời. Theo họ, có thể không cần xây dựng mục tiêu nhằm giảm thiểu các khígây ra hiệu ứng nhà kính. Nhưng theo Viện khí Tượng Hoàng gia Hà Lan (KNMI),Viện Nghiên cứu Môi trường (IUM) thì có mối quan hệ giữa sự tăng nhiệt độ trungbình của Trái đất và sự tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính. Giờ đây, mộtphần thay đổi của hệ thống khí hậu có thể qui cho vai trò của các vệt đen mặt trời,nhưng nó nhỏ hơn vai trò của các khí gây hiệu ứng nhà kính, do đó việc cắt giảm cáckhí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng vẫn là vấn đề tối cần thiết. Trong bài này chúngtôi sẽ lược qua về chu kỳ vệt đen mặt trời và các số liệu gần đây nhất về chu kỳ thứ 23của vệt đen mặt trời. Why We Study the Sun? Tại sao chúng ta nghiên cứu về Mặt Trời?Theo các nhà khoa học ở Nasa có 4 nguyên nhân chính: • Liên quan đến khí hậu Trái đất: số lượng và chất lượng của ánh sáng mặt trời thay đổi theo các khoảng thời gian (từ 1/1000 giây đến hàng tỉ năm). Một vài sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến khí hậu của Trái đất của chúng ta một cách không rõ ràng. • Liên quan đến thời tiết của vũ trụ: mặt trời tạo nên các luồng gió mặt trời (luồng khí chuyển động từ Mặt trời đến Trái đất với vận tốc lớn hơn 500 km/giây). Những rối loạn của luồng gió mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của Trái đất làm tăng dòng điện trong các dây dẫn, làm hư hại các thiết bị điện và hệ thống truyền tải điện ở một khu vực lớn. Bề mặt của Mặt trời thường xảy ra các vụ nổ phóng ra tia UV và tia X vào phần trên của khí quyển Trái đất. Việc tăng các tia phóng xạ có thể làm hư hại các vệ tinh nhân tạo và gây nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ. • Mặt trời là một vì sao: mặt trời là vì sao duy nhất gần Trái đất của chúng ta. Do đó, chúng ta có thể nghiên cứu về mặt trời để hiểu biết thêm về các vì sao khác và phần còn lại của vũ trụ. Ngày nay con người đã biết được tuổi của mặt trời, đường kính, trọng lượng, độ sáng của nó và nhiều chi tiết về cấu trúc bên trong và khí quyển của nó. • Mặt trời có thể coi như là một phòng thí nghiệm lý học: mặt trời tạo nên nguồn năng lượng của nó bằng các phản ứng hợp nhân - 4 hạt nhân của hydrogen hợp lại thành hạt nhân của helium. Các nhà khoa học đang tìm cách tạo nên những phản ứng tương tự. The Big Questions Các câu hỏi lớnNguồn gốc của chu kỳ vệt đen mặt trời (Sunspot cycle)?Khoảng hơn 11 năm số lượng của các vệt đen mặt trời tăng từ gần bằng 0 đến hơn 100(gần 200) sau đó giảm xuống đến gần bằng 0 khi chu kỳ mới bắt đầu. Bản chất vànguyên nhân của các chu kỳ vệt đen mặt trời vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhàthiên văn học vì hiện tại dù họ đã biết được nhiều chi tiết cũng như những quá trìnhđóng vai trò chủ yếu trong việc tạo nên các vệt đen mặt trời, họ vẫn chưa thể lập nêncác mô hình để tiên đoán chính xác số lượng vệt đen mặt trời ở các chu kỳ sắp tới.Bản chất của các vụ nổ (solar flares) ở bề mặt mặt trờiKhu vực xung quanh các vệt đen mặt trời thường nổ tung, l ...