Danh mục

Mẫu hình đặc khu kinh tế và thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của các đặc khu kinh tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.63 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích về mẫu hình đặc khu kinh tế lý tưởng và qua đó thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của những đặc khu này, trong đó có sự hỗ trợ phát triển của các công ty đa quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẫu hình đặc khu kinh tế và thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của các đặc khu kinh tế HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 12. 1Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm* Trần Thị Thùy Linh* Tóm tắt Bài tham luận tập trung phân tích về mẫu hình đặc khu kinh tế lý tưởng và qua đó thiết kế chiến lược phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của những đặc khu này. Một mẫu hình đặc khu kinh tế lý tưởng là một mẫu hình đặc khu trong đó có sự hỗ trợ phát triển của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, đặc khu kinh tế cũng chỉ là công cụ chứ không phải giải pháp cho tăng trưởng kinh tế. Nó không thể thay thế cho một tập hợp các chính sách đồng bộ giữa việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, chính sách đặc khu cần được liên kết chặt chẽ với chính sách công nghiệp và thương mại. Một chính sách đặc khu được xem là hợp lý khi nó không những quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn nâng cao tính gắn kết địa phương của các công ty đa quốc gia. Việc thu hút vốn nước ngoài cũng cần tập trung cả về số lượng và chất lượng của dòng vốn quốc tế. Chất lượng đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố như động lực đầu tư, quyền tự chủ của các chi nhánh, và những điều này sẽ tác động trực tiếp đến tiềm năng liên kết và lan tỏa ra khỏi phạm vi của đặc khu. Do đó, cần tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước để tiếp thu sự lan tỏa tri thức và kết nối với các chuỗi giá trị do các công ty đa quốc gia thiết lập là cần thiết. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp can thiệp, từ đầu tư vào vốn nhân lực, công nghệ và khả năng thúc đẩy các cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tri thức. Từ khóa: Đặc khu kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, công ty đa quốc gia. 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: nhtbtram@ueh.edu.vn 176 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1. Đặc khu kinh tế là công cụ hay giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và đâu là mẫu hình lý tưởng cho đặc khu kinh tế? Đặc khu kinh tế là một công cụ hữu ích cho các nước đang phát triển. Những quốc gia này thường không thể nâng cấp cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế trong khuôn khổ của toàn bộ nền kinh tế. Bằng cách cung cấp tài nguyên cho một khu vực giới hạn, các nhà hoạch định chính sách có thể vượt qua nút thắt về nguồn lực và giảm chi phí nâng cấp thay vì phải thực hiện trên quy mô lớn của toàn bộ quốc gia. Ngoài những lợi ích kinh tế mong đợi, một đặc khu kinh tế thành công gửi đi một tín hiệu quan trọng rằng đất nước đang mở cửa kinh doanh. Đặc biệt là khi, nó có thể cung cấp cơ sở hạ tầng cùng với hành lang pháp lý, quản trị hành chính hiệu quả và giá cả cạnh tranh toàn cầu. Ngày nay, các đặc khu kinh tế tiếp tục phát triển với các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc công nghiệp, môi trường thể chế và mục tiêu chính sách mà quốc gia đó hướng tới (Farole và Akinci, 2011) bao gồm các loại như sau: ▪ Các đặc khu kinh tế hướng đến giảm bớt thất nghiệp. Ví dụ các đặc khu kinh tế của Tunisia và Cộng Hòa Dominica. ▪ Các đặc khu kinh tế được sử dụng như một phần của chiến lược cải cách kinh tế, đặc biệt là phát triển và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời giữ các hàng rào bảo hộ tại chỗ. Ví dụ như các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mauritius. ▪ Các đặc khu kinh tế hoạt động như các phòng thí nghiệm để thử nghiệm các chính sách và phương pháp tiếp cận mới. Chẳng hạn như, các đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc, nơi mà các chính sách FDI, luật pháp, đất đai và lao động đã được thử nghiệm trước khi mở rộng sang phần còn lại của nền kinh tế. ▪ Một số quốc gia đã phát triển các đặc khu kinh tế chuyên về các ngành mà họ có thế mạnh kinh tế. Ví dụ như, các khu chuyên kinh doanh gia công phần mềm tại Philippines. Các công viên công nghệ cao, hàng không vũ trụ và công nghệ sinh học, các khu ươm tạo kỹ thuật số, đang được phát triển ở nhiều quốc gia để tạo ra lợi thế trong các ngành công nghiệp mới. Các khu công nghệ cao như Thành phố Điện tử ở Bangalore của Ấn Độ, hoặc các khu năng lượng tái tạo như Thành phố Masdar ở Abu Dhabi, được sử dụng để theo đuổi mục tiêu đổi mới cụ thể. 177 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 1: Bậc thang phát triển của đặc khu kinh tế và những cải tiến trong lợi thế địa lý Nhóm Lợi thế Mục tiêu chính sách cho Loại hình nước của các đặc khu các đặc khu đặc khu phổ biến Lợi thế địa lý do chính phủ ▪ Cung cấp một nền tảng hiệu ▪ Khu vực chuyên về trung tạo ra: quả cho chuỗi cung ứng tâm hậu cần (logistics) Các ▪ Các chính sách đổi mới phức hợp xuyên biên giới ▪ Hướng đến đổi mới và nước mạnh mẽ để thúc đẩy quá ▪ Tập trung vào việc tránh cách mạng công nghiệp thu trình học tập và nâng cấp những biến dạng trong nền mới thông qua các công nhập ▪ Tiếp cận nguồn tài trợ R&D kinh tế viên khoa học mà không cao siêu quốc gia. cần có khuôn khổ quy định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: