Mâu thuẫn và cơ cấu nhóm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mâu thuẫn và cơ cấu nhóm Mâu thuẫn và cơ cấu nhóm Yếu tố cấu thành cơ bản nhất của định nghĩa về mâu thuẫn là sự cản trở mục tiêu và sự đổ vỡ về kết quả. Mâu thuẫn, dù sao, cũng đòi hỏi một sự nhận thức về cản trở mục tiêu, một sự nhận thức về đổ vỡ. Có rất nhiều trường hợp ở đó xuất hiện cản trở mục tiêu nhưng khi mà một hoặc nhiều thành phần chưa nhận thức được thì ở đó không có mâu thuẫn. Còn nơi xuất hiện đổ vỡ là bởi vì ở đó không có sự tương thích giữa các mục tiêu của các thành phần. Một công đoàn muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong khi người quản lý có thể chỉ tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất mà không để ý đến những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến người lao động. Sự không tương thích giữa các mục tiêu như vậy thường là nguyên nhân của mâu thuẫn. Những suy nghĩ này cũng ngụ ý rằng chúng ta sống trong một thế giới của tổng bằng không. Điều đó có nghĩa là bất cứ một nhóm nào dành được thắng lợi từ quan hệ tương tác lẫn nhau cũng luôn có sự trả giá của một nhóm khác. Trong hầu hết mọi mặt của sự tương tác con người, chúng ta đều phải trải qua sự khan hiếm nguồn tài nguyên. Tài nguyên của thế giới không phải là vô hạn và vì thế cạnh tranh trong việc tiếp nhận tài nguyên có hạn này là nguồn gốc của cản trở mục tiêu. Tình trạng này của nhu cầu cũng ngụ ý rằng để cho mâu thuẫn tồn tại trong tương tác, ở đó nhất thiết có những lực lượng đối kháng nhau. Các lực lượng đấu tranh cho cái phần lớn hơn trong chiếc bánh tổng bằng không. Trong sự theo đuổi này có những nguyện vọng đấu tranh cho lợi ích của bản thân bằng sự trả giá của phe nhóm khác. Lý thuyết mâu thuẫn trong sự dịch chuyển Xã hội, mà đặc biệt là khoa học xã hội đã phát triển những quan điểm khác nhau về mâu thuẫn. Có những quan điểm đã biến đổi tính thực tiễn tương ứng của mâu thuẫn như một động cơ trong hoạt động nhóm và sự thỏa mãn của thành viên. Trong quan điểm truyền thống, điểm nổi bật của các tổ chức xã hội là coi mọi mâu thuẫn như một thứ tiêu cực hoặc không còn phù hợp nữa. Do đó, khi mâu thuẫn được xem là không có chức năng thì trách nhiệm của nhóm và tổ chức xã hội là phải tránh hiện tượng tiêu cực này. Nếu mâu thuẫn xảy ra nó được xem là kết quả của sự giao tiếp lầm lỗi, hoặc dẫn đến đổ vỡ niềm tin giữa các nhóm có mâu thuẫn. Ở đây các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội chủ yếu đều dạy cho học sinh hay tín đồ của mình tầm quan trọng của việc duy trì lâu dài giá trị của sự hòa hợp, và do đó là cả tầm quan trọng của việc giữ không cho mâu thuẫn bùng phát. Dù sao các nhà khoa học xã hội khác cũng nhận thức rằng trong xã hội khan hiếm về tài nguyên, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Các thành phần tham gia trong các nhóm vì thế phải chấp nhận mâu thuẫn như là sự thể hiện tự nhiên của tương tác nhóm, và mâu thuẫn đôi khi có thể cũng tạo ra kết quả tích cực. Ví dụ, mâu thuẫn có thế tăng cường cho việc biến mục tiêu thành hiện thực khi các thành viên tìm cách cải tiến hành động để vượt qua mọi đối thủ cạnh tranh. Sau cùng, còn có quan điểm cho rằng mâu thuẫn hoàn toàn tích cực, cơ bản và cần thiết cho sự tiến bộ của con người. Ảnh hưởng đến việc biến mục tiêu quan trọng thành hiện thực được coi là kết quả của việc có nhiều quan điểm khác nhau cho phép chọn lựa cách quyết định và nội dung hành động. Trong quan điểm này những nhóm có sự hòa hợp giả tạo, những nhóm đánh giá sự tĩnh tại là trên hết, những nhóm khống chế mọi mâu thuẫn tiềm ẩn có thể trở thành những nhóm lãnh đạm và trì trệ. Một nhóm khống chế mâu thuẫn có thể không nhận thức được tầm quan trọng của thay đổi xã hội - sự thay đổi có thể đáp ứng được đòi hỏi của một thế giới năng động. Ở đó các nhu cầu đều bị đối lập với mọi thứ. Các nhóm chỉ có thể phát triển được một khi họ có thể phát triển được sự cải tiến - yêu cầu của một xã hội luôn thay đổi. Từ quan điểm thứ ba này, mâu thuẫn - trong những giới hạn - là một lực tích cực giữ cho các thành viên tự sáng tạo mình và sáng tạo trong việc đáp ứng hoàn cảnh luôn thay đổi. Nghịch lý của mâu thuẫn Có một điều khá lạ là một mặt mâu thuẫn bị các tổ chức xã hội chỉ trích, trong khi mặt khác mâu thuẫn, như chúng ta đã thấy, có thể là một lực lượng tích cực cải tiến hành động và thực hiện mục tiêu. Hệ thống giáo dục, tôn giáo và các tổ chức xã hội khác nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hòa hợp xã hội. Xu hướng này dẫn đến việc kìm nén mâu thuẫn vẫn tồn tại và tiềm tàng trong quan hệ tương hỗ giữa con người. Nếu mọi mâu thuẫn đều không phát huy chức năng, ở đó sẽ không có sự tiến bộ của loài người. Ví dụ đối với những vi phạm pháp luật (điều bất chính) cần đấu tranh chống lại cho dù có gây mâu thuẫn. Dù sao cũng có thể chống lại những điều bất chính bằng sự mềm dẻo và xem xét toàn bộ khả năng có thể đáp ứng. Một sự xem xét mở toàn bộ các khả năng chọn lựa có thể khám phá ra những mục tiêu cao, ví dụ những mục tiêu mà các nhóm mâu thuẫn đều có chung và đòi hỏi sự hợp tác của mọi thành phần. Vấn đề cơ bản là, liệu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bí quyết làm việc nhóm hiệu quả làm việc nhóm kinh nghiệm làm việc nhóm cách xây dựng nhóm mâu thuẫn trong nhómTài liệu cùng danh mục:
-
'Nâng cấp' bản lĩnh nghề nghiệp
4 trang 293 0 0 -
'Mẹo' vượt trội trong môi trường làm việc nhiều nam
4 trang 291 0 0 -
11 trang 200 0 0
-
Trắc nghiệm: Bạn có kỹ năng làm việc theo nhóm?
3 trang 197 1 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 160 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - PGS.TS. Đặng Đình Bôi
18 trang 153 0 0 -
Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 2
74 trang 136 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm: Chương 2 - Trần Thị Hà Nghĩa
59 trang 135 0 0 -
Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm - TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
27 trang 125 0 0 -
Tại sao nhóm bạn luôn thất bại?
18 trang 115 0 0
Tài liệu mới:
-
85 trang 0 0 0
-
97 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý sử dụng vốn ODA của chính quyền tỉnh Lào Cai
108 trang 0 0 0 -
132 trang 0 0 0
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 807
2 trang 2 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hai Bà Trưng
6 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 trang 3 0 0 -
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 314
4 trang 0 0 0 -
Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND
7 trang 1 0 0 -
Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND Tỉnh Hà Giang
4 trang 1 0 0