Mọi người đều biết sự không đồng nhất giữa vỏ ngôn ngữ và khái niệm. Cùng một vỏ ngôn ngữ là “chủ nghĩa xã hội” có nhiều cách hiểu khác nhau, kể từ cái chúng ta gọi là “khoa học, chính xác, chân chính…” cho đến cái nguỵ, giả, phản lại thực chất của khái niệm đó. Trong lịch sử hơn thế kỷ qua, chúng ta đã từng ghi nhận chủ nghĩa xã hội của Mác - Ăngghen – Lênin; bên cạnh đó còn có thể thấy chủ nghĩa xã hội “không tưởng” của Furiê và Xanh Xi mông, chủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy nét đặc thù của nghệ thuật và khái niệm "tính hiệu quả xã hội"
Mấy nét đặc thù của nghệ thuật và khái
niệm tính hiệu quả xã hội
Viet-studies Mọi người đều biết sự không đồng nhất giữa vỏ ngôn ngữ và
khái niệm. Cùng một vỏ ngôn ngữ là “chủ nghĩa xã hội” có nhiều cách hiểu khác
nhau, kể từ cái chúng ta gọi là “khoa học, chính xác, chân chính…” cho đến cái
nguỵ, giả, phản lại thực chất của khái niệm đó. Trong lịch sử hơn thế kỷ qua,
chúng ta đã từng ghi nhận chủ nghĩa xã hội của Mác - Ăngghen – Lênin; bên cạnh
đó còn có thể thấy chủ nghĩa xã hội “không tưởng” của Furiê và Xanh Xi mông,
chủ nghĩa xã hội “hà khắc” của Bacunhin, chủ nghĩa xã hội “tả” khuynh của
Tơrốtxki, chủ nghĩa xã hội “nhà nước” của Xtalin, chủ nghĩa xã hội “duy ý chí”
của Khơrútsốp, chủ nghĩa xã hội “đồng phục” của Mao… Đối với khái niệm “chủ
nghĩa Mác-Lênin” cũng vậy – đã có bao nhiêu loại người khác nhau, thậm chí
không nhìn mặt nhau, cùng giương ngọn cờ chủ nghĩa đó.
Nhắc lại hiện tượng ai cũng thấy rõ ở đây chỉ cốt để lưu ý tới một điều
rằng: để hiểu được bản chất của một kiến giải, một khái niệm nào đó, chớ bị thôi
miên bởi vỏ ngôn từ mà hãy chịu khó lật xới lên lớp tầng ẩn sâu nhất của khái
niệm thông qua cách lý giải và hành vi của người sử dụng khái niệm đó. Một lần
nữa nhận xét của nhà triết học Áo L.Vítgenstanh (1889 – 1951) tỏ ra là xác đáng:
“Ngôn ngữ không những có thuộc tính biểu đạt mà còn có khả năng che giấu ý
nghĩa thật nào đó nữa”.
Trở lại vấn đề “tính hiệu quả xã hội” của nghệ thuật (chữ “nghệ thuật” ở
đây được dùng theo nghĩa rộng: hàm ý “tất cả các loại hình nghệ thuật”). Chúng ta
dễ thấy đây là một cách nói mới và khác của nhiều cụm từ chúng ta vẫn quen nghe
xưa nay như: tác dụng giáo dục của nghệ thuật, giá trị tuyên truyền của tác phẩm,
sự cảm thụ từ phía công chúng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm, của hành vi nghệ
thuật…
Thuật ngữ mới thông dụng này có một ưu thế là dễ gợi cho người nghe tính
khách quan của sự đánh giá (đấy là “hiệu quả xã hội”, đâu phải là một đánh giá
của riêng ai!). Từ đây đã có thể thấy cánh cửa mở sang sự lý giải khác nhau về đặc
trưng, bản chất, đặc thù của nghệ thuật rồi. (Làm sao có thể tách rời cách hiểu tác
động của nghệ thuật ra khỏi cách hiểu về đặc thù của chính nó?).
Nếu đặc trưng của nghệ thuật là sự động chạm tới, sự thể hiện, sự hoàn
thiện lĩnh vực đời sống tình cảm của con người, (“Nói tới nghệ thuật là nói tới quy
luật tình cảm” – Lê Duẩn), thì tác động của nó đối với công chúng trước tiên chính
là sự đánh thức tiềm năng cảm nhận sự phi lý và lẽ công bằng của cộng đồng
người, cảm nhận nỗi đau và niềm vui của đồng loại, cảm nhận cái đẹp cùng cái
quái dị của cuộc sống. Nghệ thuật khơi dậy chất người trong con người, là sự nâng
đỡ con người vượt lên trên chính nó. Nghệ thuật là tiếng hót gọi bầy của con chim
khuya trong rừng sâu, là tiếng kêu cứu của người hoạn nạn chới với trên sông…
Nghệ thuật chứa đựng hiện thực và cả sự huyễn tưởng, cái hợp lý và cái
tưởng chừng như phi lý, cái nằm ở bề mặt ý thức và cái ẩn trong đáy sâu tiềm thức,
cái nhất thời và cái không tính đếm được bằng thời gian, số phận lịch sử toàn xã
hội và số phận riêng của từng cá thể (individuum) con người. Nói “nghệ thuật gắn
liền với hiện thực đời sống”, “nghệ thuật mang tính lý tưởng xã hội”, “nghệ thuật
cụ thể đại diện cho một cảm nhận cụ thể về thế giới” v.v… là cần thiết, nhưng cần
nhắc lại là tất cả những cái đó phải đi qua tấm lăng kính của đời sống tình cảm,
của nội tâm, của tấm lòng người nghệ sĩ sáng tạo cũng như của người thưởng thức
thì mới thành nghệ thuật với đúng nghĩa của nó.
Như vậy, nghệ thuật sinh thành, xuất hiện và đến với xã hội không phải chỉ
trên bề mặt có thể đo đếm được bằng phương pháp liệt kê, không phải chỉ dưới
góc độ được nhìn nhận đơn thuần bằng lý trí tỉnh táo, mà ở một lớp tầng sâu kín
nhất trong tâm thế con người, ấy là lĩnh vực của những rung động tình cảm, những
rung động hoặc có hoặc không có, chứ không thể nào giả làm có được.
M.Gorki trong thư gửi F.Raxcônnhicốp (1892 – 1939, nhà cách mạng, nhà
văn) đã từng viết: “Con người có thể làm giả được, nói giả được những gì to tát
thuộc về ý thức chính trị, thuộc về hệ tư tưởng, nhưng không sao làm giả được tình
cảm, làm giả được các chi tiết ứng xử thể hiện nhân cách con người”. (Những thí
dụ kinh điển: cái chi tiết “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” của Mã Giám Sinh, “Thoắt
trông đã thấy Sở Khanh lẻn vào”… đều có sức lột tả rất lớn về nhân cách của các
nhân vật đó; nó đôi khi nói nhiều hơn những bản “lý lịch” – nếu có! – dài dòng về
nguồn gốc thân thế, giai cấp, trình độ học vấn, quan điểm lập trường v.v… của các
nhân vật nọ).
Ý tưởng của M.Gorki cùng những thí dụ vừa nêu một lần nữa nhắc chúng
ta nhớ đến bản chất của nghệ thuật chính là ở chỗ nó đi vào cái không thể làm giả
được, đi vào cái đơn vị, cái “hạt cơ bản” của sự chân thực đời sống – ấy là tình
cảm của con người, hay nói đầy đủ hơn, - đời sống đa dạng, phong ...