Danh mục

Mấy suy nghĩ lại về chức năng phê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thực tế những năm gần đây, theo tôi biết, Viện Văn học vẫn có sự tham gia phê bình văn học. Chẳng hạn, việc Viện Văn học tổ chức thảo luận tác phẩm Ba người khác của Tô Hoài hoặc Viện Văn học phối hợp với Văn nghệ quân đội thảo luận tình hình phê bình văn học gần đây và còn nhiều việc khác nữa... đâu phải không thuộc chức năng phê bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy suy nghĩ lại về chức năng phê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới Mấy suy nghĩ lại về chức năngphê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới Trong thực tế những năm gần đây, theo tôi biết, Viện Văn học vẫn có sự tham giaphê bình văn học. Chẳng hạn, việc Viện Văn học tổ chức thảo luận tác phẩm Ba ngườikhác của Tô Hoài hoặc Viện Văn học phối hợp với Văn nghệ quân đội thảo luận tìnhhình phê bình văn học gần đây và còn nhiều việc khác nữa... đâu phải không thuộc chứcnăng phê bình. Có điều, hình như do tác động của cái quyết định “trao nói trên, lãnh đạo ViệnVăn học chỉ tham gia phê bình như việc làm “tay trái của mình chứ không thấy tráchnhiệm nghiêm túc của một tổ chức nghiên cứu khoa học. Đó là điều cần suy nghĩ lại đểchính thức “vào cuộc trong lĩnh vực phê bình văn học như một yêu cầu đương nhiên,đồng thời đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm ủng hộ tiếng nói của Viện khi cần thiết. Hơn nữa, với tình hình phê bình văn học xuống cấp như hiện nay càng đòi hỏiViện Văn học và các cấp lãnh đạo ở trên phải suy nghĩ lại chức năng phê bình của mộttổ chức nghiên cứu cơ bản về văn học như Viện Văn học, đồng thời có sự điều chỉnh lạivề cái quyết định “trao không bình thường nói trên. Đây có thể là vấn đề búc xúc không chỉ của phê bình văn học mà trước hết cho lýluận văn học và cả văn học đương đại mà chắc chắn vẫn là chức năng của Viện Văn họchôm nay. Thậm chí cả văn học sử nữa, không chỉ là vấn đề của quá khứ mà cũng là vấnđề đánh giá tác phẩm và tác giả văn học đương đại; Hơn nữa, như chúng ta biết, khoanghiên cứu văn học bao giờ cũng gắn liền với lý luận và phê bình văn học như ba bộmôn trong hệ thống của một ngành khoa học được xem là độc lập. Vì vậy, nhân dịp này tôi đề nghị Viện Văn học nên yêu cầu lãnh đạo cấp trên cóvăn bản điều chỉnh lại chức năng phê bình văn học nhằm khẳng định rõ hơn mối quan hệgiữa Viện Văn học với Hội Nhà văn Việt Nam mà trong thực chất vốn có sự gắn bó máuthịt từ lâu. Bên cạnh chức năng phê bình văn học theo yêu cầu mới gắn với thời đại, cũngcần nói đến chức năng nghiên cứu mỹ học và văn hoá học vốn gắn với chức năngnghiên cứu văn học không chỉ là đòi hỏi hôm nay mà cũng là yêu cầu trước đây khi nóiđến tính triết lý của bộ môn nghiên cứu văn học. Bản thân Viện Khoa học xã hội ViệtNam những năm gần đây cũng đã có sự điều chỉnh lại về chức năng của mình khi đổitên Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian thành Viện Nghiên cứu văn hoá và thành lậpViện Nghiên cứu con người. Vậy thì Viện Văn học càng phải có suy nghĩ nhiều hơnđến chức năng nghiên cứu các vấn đề văn hoá gắn với văn học như là cơ sở của nghiêncứu văn học trong thời kỳ mới. Trong thực tế hiện nay Viện Văn học cũng đang cónhững đề tài nghiên cứu về văn hoá và con người như chúng ta được biết. * Không ai nghi ngờ về sự trưởng thành của khoa nghiên cứu văn học nói chung vàViện Văn học nói riêng sau 55 năm tồn tại và phát triển. Trong dịp kỷ niệm 50 năm củaTrung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Văn học cũng đã có báo cáotổng kết đánh giá thành tựu của mình cùng các viện khác. Thiết tưởng lần này không cầnnhắc lại mà cần nhìn rộng hơn, sâu hơn về sự tồn tại, nhất là hướng phát triển của khoanghiên cứu văn học và Viện Văn học trong mối quan hệ chung với các lĩnh vực khoahọc xã hội và nhân văn cũng như văn hoá nói chung thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Nhắc đến việc suy nghĩ lại về chức năng, nhiệm vụ của khoa nghiên cứu văn họchiện nay không chỉ là vấn đề riêng của văn học Việt Nam mà có thể cũng là vấn đềchung của khoa nghiên cứu văn học và văn hoá nói chung trong thời đại toàn cầu hoá vàhình thành nền văn minh mới, văn minh trí tuệ. Thiết nghĩ, Viện Văn học muốn tồn tạivà phát triển trong thời đại có nhiều sóng gió hiện nay, không thể theo quan niệm cũ vềchức năng nhiệm vụ mà phải tìm cách mở rộng biên độ gắn hơn nữa với thời cuộc, vớiđộc giả văn chương đang theo đà hưởng thụ văn hoá vượt khỏi khuôn khổ dân tộc màcòn hướng theo thời đại phát triển con người muôn màu muôn vẻ. Hình như, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, không chỉ có kinh tế mà cả vănhoá, trong đó có nghiên cứu văn học, nghệ thuật đang có những bước phát triển đột phá.Chẳng phải chính Mác khi nói đến thời đại thế giới hoá sản xuất và tiêu dùng, đã nhắcđến việc nảy nở một nền văn học toàn thế giới đó sao. Vậy quan niệm về nền văn học toàn thế giới là thế nào, phải chăng đó chính lànền văn hoá mang tính toàn cầu trong đó văn học dân tộc và địa phương muôn màumuôn vẻ đang trong quá trình biến động, có tiếp biến, hội nhập và đấu tranh với nhaunhằm giữ gìn và phát huy các bản sắc dân tộc độc đáo. Thiết tưởng khoa nghiên cứu vănhọc ngày nay không thể như trước mà cũng phải theo đà phát triển nền văn hoá toàn cầumà tìm chỗ đứng cho nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghịquyết Hội nghị T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: