Máy tính và trẻ em mẫu giáo
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 84.34 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
gày nay, có rất nhiều chương trình phần mềm nhắm tới trẻ nhỏ có thể thuyết phục bạn rằng giá trị giáo dục của máy tính với trẻ em là không giới hạn. Cũng giống như các loại đồ chơi và công cụ khác giúp trẻ khám phá, tuy nhiên, máy tính có khả năng giúp trẻ em tốt nhất khi cùng với mạng Internet cung cấp một số lượng khổng lồ các trò chơi tự nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Máy tính và trẻ em mẫu giáo Máy tính và trẻ em mẫu giáo gày nay, có rất nhiều chương trình phần mềm nhắm tới trẻ nhỏ có thể thuyết phục bạn rằng giá trị giáo dục của máy tính với trẻ em là không giới hạn. Cũng giống như các loại đồ chơi và công cụ khác giúp trẻ khám phá, tuy nhiên, máy tính có khả năng giúp trẻ em tốt nhất khi cùng với mạng Internet cung cấp một số lượng khổng lồ các trò chơi tự nhiên. Bạn muốn chắc chắn rằng máy tính không ảnh hưởng, tác động, xâm phạm xấu vào quá trình phát triển của bé? Trẻ em cần thời gian để vui chơi sáng tạo, và thời gian để chia sẻ những tác phẩm của bé hay những phát hiện mới. Trẻ cần người lớn, đó chính là bạn, tham gia cùng bé trong các trò chơi. Và một trong các mục tiêu là bé cần rất nhiều cơ hội để học cách quyết định, đạt được sự thay đổi, đạt tới sự thành thạo các kỹ năng các hoạt động. Vậy, để bé không nhìn chằm chằm vào cái máy tính hàng giờ liên tục một cách lãng phí vô bổ, hãy biết cách tận dụng thời gian của bạn cùng con khi hoạt động bên máy vi tính. 6 cách để tối đa hóa thời gian sử dụng máy tính của trẻ 1. Hỏi nhiều câu hỏi khi bé sử dụng máy tính Máy tính lôi cuốn bé một cách dễ dàng khi bé mải mê với một hoạt động nào đấy, hãy dành thời gian hỏi bé về trò chơi và những hoạt động bé đang thực hiện. Giúp bé hình thành thói quen nghĩ về cái gì đang hiển thị trên màn hình bằng cách hỏi bé những câu hỏi, như: Con chơi trò chơi này thế nào? Khi con nhấn vào chỗ này thì điều gì xảy ra. Nhân vật nào đang nói thế nhỉ? 2. Đừng để thời gian bé tiếp xúc vi tính choán hết các hoạt động thể lực. Thường xuyên tắt máy và đưa bé ra chơi ngoài trời, vẽ và làm những đồ vật thủ công, xem sách, hát các bài hát, nhảy theo nhạc, xây dựng lâu đài, sáng tác những câu chuyện hay khám phá. 3. Giới thiệu cho bé những phần mềm và websites có thể thổi bùng sự sáng tạo của bé Vẽ những bức tranh, tiếp xúc những câu chuyện, sáng tác những bài thơ có vần điệu là những cách giúp bé truyền đạt những gì bé có thể không bày tỏ được thông qua các cuộc hội thoại hàng ngày. Bé có thể muốn chia sẻ những gì bé làm được, hoặc bé muốn được giữ cho riêng mình. Cách nào cũng tốt cả. 4. Để bé chơi những trò chơi điện tử phù hợp cùng bạn bè. Tìm kiếm những trò chơi có nhiều chế độ khám phá, các trò chơi này cho phép bé chơi với những bạn bè khác nữa, thay vì phải cạnh tranh và cố dành chiến thắng. Khuyến khích bé chơi với anh chị em ruột và bạn; can ngăn bé sử dụng những trò chơi video như một hoạt động có sẵn khi không có ai khác xung quanh. Cho phép bạn tham gia cùng bé, để bạn biết trực tiếp nội dung và giá trị các trò chơi đó. 5. Tìm những cơ hội cho bé để quyết định và thử những thứ mới. Ngay cả những lựa chọn đơn giản: chọn một nhân vật, tìm ra một hình cảnh cho một tác phẩm bé đang trực tiếp thiết kế trên máy tính, chọn nền cho một bức tranh, chọn một trò chơi... đều là các cơ hội tốt cho bé lựa chọn khám phá. Nếu bé dường như chán với một hoạt động nào đó, hãy gợi ý bé những thứ mới hơn: có thể là những trò chơi giống thế nhưng ở mức độ khác, hoặc một trò chơi mới hoàn toàn. (Nếu bạn không nói rõ cho bé, bé có thể không nhận ra rằng trò chơi có các cấp độ khác nhau, có những lựa chọn khác nhau, và bé có thể chọn cho mình một mức độ khác, thậm chí chọn trò chơi mới nếu bé đã nhàm chán trò chơi cũ) 6. Hạn chế việc luôn để một trẻ hoặc một nhóm trẻ là người lựa chọn trò chơi. Giữ để bọn trẻ không bị giới hạn, ức chế bởi sự nổi trội từ một trẻ hay một nhóm trẻ thủ lĩnh. Đồng thời tránh những trò chơi có ghi sẵn: chỉ cho bé trai, chỉ cho bé gái. Nói chuyện và thảo luận cùng các trẻ về sự luân phiên chơi cùng máy tính, kỹ năng thỏa hiệp cùng chơi (nếu trong lớp có ít máy và nhiều trẻ cùng muốn tham gia).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Máy tính và trẻ em mẫu giáo Máy tính và trẻ em mẫu giáo gày nay, có rất nhiều chương trình phần mềm nhắm tới trẻ nhỏ có thể thuyết phục bạn rằng giá trị giáo dục của máy tính với trẻ em là không giới hạn. Cũng giống như các loại đồ chơi và công cụ khác giúp trẻ khám phá, tuy nhiên, máy tính có khả năng giúp trẻ em tốt nhất khi cùng với mạng Internet cung cấp một số lượng khổng lồ các trò chơi tự nhiên. Bạn muốn chắc chắn rằng máy tính không ảnh hưởng, tác động, xâm phạm xấu vào quá trình phát triển của bé? Trẻ em cần thời gian để vui chơi sáng tạo, và thời gian để chia sẻ những tác phẩm của bé hay những phát hiện mới. Trẻ cần người lớn, đó chính là bạn, tham gia cùng bé trong các trò chơi. Và một trong các mục tiêu là bé cần rất nhiều cơ hội để học cách quyết định, đạt được sự thay đổi, đạt tới sự thành thạo các kỹ năng các hoạt động. Vậy, để bé không nhìn chằm chằm vào cái máy tính hàng giờ liên tục một cách lãng phí vô bổ, hãy biết cách tận dụng thời gian của bạn cùng con khi hoạt động bên máy vi tính. 6 cách để tối đa hóa thời gian sử dụng máy tính của trẻ 1. Hỏi nhiều câu hỏi khi bé sử dụng máy tính Máy tính lôi cuốn bé một cách dễ dàng khi bé mải mê với một hoạt động nào đấy, hãy dành thời gian hỏi bé về trò chơi và những hoạt động bé đang thực hiện. Giúp bé hình thành thói quen nghĩ về cái gì đang hiển thị trên màn hình bằng cách hỏi bé những câu hỏi, như: Con chơi trò chơi này thế nào? Khi con nhấn vào chỗ này thì điều gì xảy ra. Nhân vật nào đang nói thế nhỉ? 2. Đừng để thời gian bé tiếp xúc vi tính choán hết các hoạt động thể lực. Thường xuyên tắt máy và đưa bé ra chơi ngoài trời, vẽ và làm những đồ vật thủ công, xem sách, hát các bài hát, nhảy theo nhạc, xây dựng lâu đài, sáng tác những câu chuyện hay khám phá. 3. Giới thiệu cho bé những phần mềm và websites có thể thổi bùng sự sáng tạo của bé Vẽ những bức tranh, tiếp xúc những câu chuyện, sáng tác những bài thơ có vần điệu là những cách giúp bé truyền đạt những gì bé có thể không bày tỏ được thông qua các cuộc hội thoại hàng ngày. Bé có thể muốn chia sẻ những gì bé làm được, hoặc bé muốn được giữ cho riêng mình. Cách nào cũng tốt cả. 4. Để bé chơi những trò chơi điện tử phù hợp cùng bạn bè. Tìm kiếm những trò chơi có nhiều chế độ khám phá, các trò chơi này cho phép bé chơi với những bạn bè khác nữa, thay vì phải cạnh tranh và cố dành chiến thắng. Khuyến khích bé chơi với anh chị em ruột và bạn; can ngăn bé sử dụng những trò chơi video như một hoạt động có sẵn khi không có ai khác xung quanh. Cho phép bạn tham gia cùng bé, để bạn biết trực tiếp nội dung và giá trị các trò chơi đó. 5. Tìm những cơ hội cho bé để quyết định và thử những thứ mới. Ngay cả những lựa chọn đơn giản: chọn một nhân vật, tìm ra một hình cảnh cho một tác phẩm bé đang trực tiếp thiết kế trên máy tính, chọn nền cho một bức tranh, chọn một trò chơi... đều là các cơ hội tốt cho bé lựa chọn khám phá. Nếu bé dường như chán với một hoạt động nào đó, hãy gợi ý bé những thứ mới hơn: có thể là những trò chơi giống thế nhưng ở mức độ khác, hoặc một trò chơi mới hoàn toàn. (Nếu bạn không nói rõ cho bé, bé có thể không nhận ra rằng trò chơi có các cấp độ khác nhau, có những lựa chọn khác nhau, và bé có thể chọn cho mình một mức độ khác, thậm chí chọn trò chơi mới nếu bé đã nhàm chán trò chơi cũ) 6. Hạn chế việc luôn để một trẻ hoặc một nhóm trẻ là người lựa chọn trò chơi. Giữ để bọn trẻ không bị giới hạn, ức chế bởi sự nổi trội từ một trẻ hay một nhóm trẻ thủ lĩnh. Đồng thời tránh những trò chơi có ghi sẵn: chỉ cho bé trai, chỉ cho bé gái. Nói chuyện và thảo luận cùng các trẻ về sự luân phiên chơi cùng máy tính, kỹ năng thỏa hiệp cùng chơi (nếu trong lớp có ít máy và nhiều trẻ cùng muốn tham gia).
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sự thay đổi ở trẻ cách dạy trẻ nghệ thuật dạy trẻ tâm lý trẻ em nghệ thuật dạy con cái thủ thuật dạy con cái hành vi ở trẻGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu phương pháp dạy vẽ ở bậc Tiểu học và Trung học: Phần 1
77 trang 69 0 0 -
Thuyết phân tâm học và vận dụng vào hoạt động công tác xã hội với trẻ em
8 trang 48 0 0 -
Một số đặc điểm tâm lý học trẻ em
17 trang 44 0 0 -
16 trang 43 0 0
-
Bài giảng Một số lí thuyết tâm lí dạy học
24 trang 41 0 0 -
Nhận biết để nuôi dưỡng mầm non năng khiếu
3 trang 40 0 0 -
3 trang 40 0 0
-
Hiệu quả, tác dụng và lợi ích khi cho trẻ học ngoại ngữ sớm
6 trang 37 0 0 -
Đến bao giờ con mới tự lập được?
3 trang 36 0 0 -
Khi ba mẹ phía bên kia bàn đàm phán
3 trang 34 0 0 -
Sức khỏe tâm lý trẻ em: Phần 1
168 trang 34 0 0 -
Những lợi ích của lớp học hoạt động thể chất
12 trang 31 0 0 -
Dạy con hiệu quả mà không cần mắng
3 trang 31 0 0 -
Thực trạng về nội dung TikTok ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em Việt Nam
4 trang 30 0 0 -
CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
26 trang 30 0 0 -
9 điều không thể bỏ qua nếu muốn con thông minh
3 trang 30 0 0 -
Muốn con thông minh, hãy cho trẻ học vẽ!
3 trang 30 0 0 -
3 trang 30 0 0
-
3 trang 30 0 0
-
Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ
6 trang 30 0 0