Hiện nay, việc nghiên cứu xác định các loại thị hiếu thẩm mỹ là một công việc hết sức khó khăn và cấp bách. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết "Mấy vấn đề về thị hiếu nghệ thuật của công chúng tại Thành phố Hồ Chí Minh".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy vấn đề về thị hiếu nghệ thuật của công chúng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội học số 2 - 1983
MẤY VẤN ĐỀ VỀ THỊ HIẾU NGHỆ THUẬT
CỦA CÔNG CHÚNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN TRỌNG ĐĂNG ĐÀN
Một sinh hoạt văn hóa không ai chịu tham gia, một tác phẩm văn nghệ không ai
muốn thưởng thức - đó là sinh hoạt văn hóa dở, là tác phẩm văn nghệ dở. Nhưng
một sinh hoạt văn hóa, một tác phẩm văn nghệ được thật nhiều người tham gia,
thật nhiều người hưởng ứng, chưa hẳn đã là sinh hoạt văn hóa tốt chưa chắc đã là
tác phẩm văn nghệ hay. Những người làm văn hóa, văn nghệ và những người quan
tâm đến đời sống văn hóa, văn nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh, thành
phố phía Nam liệu có thể hoàn toàn nhất trí với nhau điều đó hay không?
Câu hỏi giản đơn nhưng trả lời cho thật đúng, hoàn toàn không đơn giản. Bởi vì
nó kéo theo nhiều câu hỏi khác phức tạp hơn: Công chúng của thành phố Hồ Chí
Minh, của miền nam là ai ? Thị hiếu thẩm mỹ nơi họ được hình thành trên cơ sở
nào? Loại thị hiếu nào là đúng đắn? Loại thị hiếu nào phải kiên quyết gạt bỏ? v.v...
Thường ra thì sự hấp dẫn đối với công chúng sân khấu tại thành phố dựa trên ít
nhất vào ba yếu tố sau đây: thứ nhất hấp dẫn bằng “thần tượng diễn viên”, thứ hai
hấp dẫn bằng các vai hề và thứ ba hấp dẫn vì “được thấy mình trên sân khấu”.
Tuy nhiên, sự đúc kết ấy không đúng hẳn khi tại thành phố rất đông đảo người
xem vở Vùng sáng hay Hà My của tôi mà trong đó hoàn toàn vắng bóng cả ba yếu
tố ấy.
Quan sát phản ứng của người xem kịch ở thành phố, chúng ta có thể thấy nhiều
hiện tượng rất khác nhau ở ba đối tượng: một là, Hội đồng nghệ thuật sân khấu
(trước đây là Hội đồng phúc khảo); hai là, cán bộ, công nhân; và ba là, những
người mua vé vào xem bình thường. Một chi tiết được nhiệt liệt vỗ tay trước một
đối tượng
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 2 - 1983
Mấy vấn đề về thị hiếu ... 57
này có thể hoàn toàn bị bỏ qua trước một đối tượng khác. Ngược lại, một chi tiết bị
phê phán nghiêm khắc ở một đối tượng này lại có thể khiến đối tượng kia chi ra
một số tiền gấp hàng chục lần giá vé chính thức để mua vé chợ đen!
Xung quanh vấn đề đọc sách báo cũng có vô số những hiện tượng lạ. Một cuốn
sách, một tờ báo được nhiều người mua chưa hẳn đã là cuốn sách, tờ báo được
những nhà chuyên môn, được Hội đồng duyệt.
Trong số 13 bộ phim đạt kết quả nhiều nhất tại khu vực B2 trong năm 1982
không phải hoàn toàn là những phim được, các tổ chức và các nhà chuyên môn
đánh giá tốt. Có bộ phim được xếp loại cao nhất thì số người xem lại thuộc loại
thấp nhất!
Có những khán giả thích cuốn phim nào đấy chỉ vì trong đó có diễn viên mà họ
yêu thích, mặc dầu diễn viên ấy chỉ xuất hiệu với vai diễn rất dở. Lại có những
người xem thích một bộ phim hoặc một vở kịch nào đó chỉ vì được nghe lại một
bài hát cũ, nhìn lại một cảnh quán nhậu, một pha rượt đuổi, một cảnh “buồng the”
mà người đạo diễn đưa ra chỉ với mục đích phê phán!
Điều tra có tính chất trắc nghiệm một số khán giả :
- Hỏi: Vì sao anh (chị) không thích cuốn sách này?
Trả lời: Vì trong đó viết những gì đâu đâu, chẳng hiểu nổi.
Thế là lý do thuộc trình độ nhận thức.
- Hỏi: Vì sao anh (chị) không vào xem ca nhạc ở nhà hàng nọ?
Trả lời: Vé mắc lắm, mua sao nổi!
Thế là lý do thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Hỏi: vì sao anh (chị) không thích bộ phim kia?
Trả lời : Phim gì mà nói toàn chuyện đấu tranh, chuyện đánh giặc, chẳng vui !
Vậy là lý do thuộc phạm vi tâm lý.
- Hỏi: Vì sao anh (chị) không đi xem vở kịch này?
Trả lời: Nghe nói trong vở kịch ấy diễn viên ăn mặc toàn nâu, đen. Đầu năm mà
đi xem thứ ấy là suốt năm toàn gặp chuyện “xui”!
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 2 - 1983
58 TRẦN TRỌNG ĐĂNG ĐÀN
Vậy là lý do đã thuộc phạm vi mê tín, v.v...
Công chúng mà văn hóa, văn nghệ ta phải phục vụ lại rất đông. Tại khu vực B2
trong năm 1982 có ngót 100 triệu lượt người xem phim. Có những bộ phim chỉ
phát hành một đợt đầu đã có ngót một triệu lượt người xem. Riêng ở thành phố Hồ
Chí Minh, mỗi năm có từ mười năm đến mười tám triệu lượt người xem kịch. Trên
địa bàn thành phố này, có những tháng hàng đêm có tới năm mươi ngàn người đi
xem ca nhạc. Đó là chưa kể đến số công chúng của sân khấu văn nghệ quần chúng.
Lực lượng công chúng đọc sách báo, xem triển lãm, bảo tàng, tham gia các câu
lạc bộ, nhà văn hóa, ở đây, cũng hết sức lớn. Có những nhà văn hóa hàng năm đón
nhận trên một triệu lượt người đến sinh hoạt, v.v...
Công chúng của văn hóa, văn nghệ đông như thế và phức tạp như thế, cho nên
việc nghiên cứu để xác định các loại t ...