Danh mục

Mẹ lắc mạnh tay, con bị tổn thương não

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.24 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Hành động bế, ru, lắc nhẹ của mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ. Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậu quả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹ lắc mạnh tay, con bị tổn thương não Trẻ có thể bị tổn thương não nghiêm trọng khi bị lắc mạnh. (Ảnh minh họa).Mẹ lắc mạnh tay,con bị tổn thươngnão- Hành động bế, ru, lắc nhẹ của mẹ có ảnh hưởng lớnđến sự phát triển não bộ của trẻ.Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầuở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịchchuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậuquả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác.Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ chế này lànhững trẻ sơ sinh hay nhũ nhi, trung bình từ 3 - 8 tháng; đôikhi xảy ra ở trẻ lớn hơn đến 4 tuổi.Các thương tổn xảy ra tùy theo mức độ nặng của hành độngnhư: đứt mạch máu não và các sợi thần kinh, xé rách mônão, dập não và xuất huyết não. Trẻ có thể tử vong do tổnthương não nặng hay tiến triển lan tỏa. Nếu trẻ sống đượcthì di chứng thần kinh rất nặng nề: có thể bị mù; bị điếc; cogiật, động kinh; chậm phát triển tâm thần vận động; yếu liệt;kém thông minh; khó khăn trong việc học tập và sử dụngngôn ngữ; mất khả năng tập trung và ghi nhớ. Cha mẹ tuyệt đối không được rung lắc trẻ dù với bất kỳ tư thế nào. Ảnh minh họaBiểu hiện của trẻ khi mới tổn thương?- Ngủ gà.- Tăng kích thích.- Nôn ói.- Bú và nuốt kém.- Biếng ăn.- Mất khả năng cười và phát âm.- Cứng đờ.- Co giật.- Khó thở.- Rối loạn ý thức.- Đồng tử không đều.- Mất khả năng nâng đầu.- Mất khả năng nhìn tập trung hay vận động mắt.Những trường hợp nhẹ, ban đầu có thể không có biểu hiệnnhưng thương tổn vẫn tiếp tục phát triển, đôi khi biểu hiện dichứng khi trẻ ở tuổi đến trường. Khi đó, khó có thể nhận biếtnhững biểu hiện bất thường đó của trẻ là do não trẻ đã tổnthương trước đó vì bị lắc mạnh.Điều trị và phòng ngừaNhững tổn thương này thường để lại di chứng nặng nề nênviệc điều trị vô cùng khó khăn và hiệu quả thấp, chủ yếu làphục hồi chức năng vận động và một chế độ giáo dục đặcbiệt cho trẻ.Những hậu quả nặng nề này hoàn toàn có thể phòng ngừađược, chủ yếu là do sự nhận thức của cha mẹ và ngườichăm sóc trẻ về nguy cơ thương tổn não khi trẻ bị lắc quámạnh.Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và bực bội khi trẻkhóc, dễ dẫn đến hành động bạo lực như dằn mạnh trẻ haycầm vai trẻ lắc mạnh. Những cách sau đây có thể làm bé nínkhóc nhanh và giúp các bậc phụ huynh giảm bớt sự khóchịu:- Đong đưa nhẹ nhàng bé trên tay hoặc trong nôi.- Quấn khăn hoặc mền cho bé có cảm giác an toàn và ấmáp.- Tạo ra những tiếng động lạ để gây cho bé sự chú ý.- Cho bé những đồ chơi có âm thanh.- Hát ru hay nói chuyện với bé.- Cho bé bú mẹ hoặc sữa bình.- Đặt bé nằm áp sát vào người mẹ và thở chậm rãi, nhẹnhàng.Nếu bé vẫn còn khóc nhiều, chúng ta nên xem xét: bé cóđói, tã có ẩm ướt không, có dấu hiệu bệnh như: sốt, khónuốt, ăn không tiêu, đau bụng không…Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đến bác sĩ thămkhám.Cha mẹ nên biết cách điều khiển cảm xúc, tránh nhữngcăng thẳng khi chăm sóc trẻ và cảnh báo với những ngườitham gia chăm sóc trẻ sự nguy hiểm cho trẻ khi bị lắc mạnh.

Tài liệu được xem nhiều: