Sau ngày Quốc Gia tiếp thu, cha làm giấy ”Đã Đến Hầu ” thay thế cho giấy khai sinh của Hoàng như sau: Họ và Tên: Trần Hoàng. Nam hay Nữ : Nam. Tên Cha: Trần Kh. Tên Mẹ: Nguyễn Thị Kh. Nơi sinh: Quảng Nam . Đó coi như là lý lịch sơ khởi cho anh bước vào đời. Anh không xác nhận được trí nhớ anh bắt đầu ghi lại ở tuổi nào, có thể sớm hơn ngày Quốc gia tiếp thu, hình như từ ngày anh còn nhỏ lắm, lúc còn ở truồng dổng dổng chạy chơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹ và em Mẹ và emSau ngày Quốc Gia tiếp thu, cha làm giấy ”Đã Đến Hầu ” thay thế cho giấy khai sinh củaHoàng như sau:Họ và Tên: Trần Hoàng.Nam hay Nữ : Nam.Tên Cha: Trần Kh.Tên Mẹ: Nguyễn Thị Kh.Nơi sinh: Quảng Nam .Đó coi như là lý lịch sơ khởi cho anh bước vào đời.Anh không xác nhận được trí nhớ anh bắt đầu ghi lại ở tuổi nào, có thể sớm hơn ngàyQuốc gia tiếp thu, hình như từ ngày anh còn nhỏ lắm, lúc còn ở truồng dổng dổng chạychơi trong nhà, ngoài vườn hay đến mấy nhà hàng xóm. Con nít quê anh từ một tuổi đếnmười tuổi ở truồng là chuyện thường tình, đến cả người lớn như cha anh, các chú các báclàng trên xóm dưới đi tắm lá cứ ra giếng cởi áo quần ra, múc nước xối ào ào, còn kỳ cọlâu lắc, dù có các bà các cô đang làm việc giặt giủ gần đó, cũng tỉnh bơ chứ có sao đâu,đó là một thói quen từ xưa để lại. Hình như từ ngày anh bắt đầu đi học vở lòng me mớicho anh bận quần áo đàng hoàng, nhưng đi học xong về anh lại cởi quần áo ra, đánh đáo,u mọi, bịt mắt bắt dê, con nít như anh đứa nào cũng ở truồng dổng dổng như nhau vậy, cógì đâu mà mắc cở, thẹn thùng. Cha mẹ vẫn gọi anh là thằng cu em, cu em có nghĩa là emcu anh, ”cu anh” là anh Giảng .Lúc còn nhỏ lắm, anh nhớ được người cha hay mặc bộ đồ bà ba trắng, tay xách cặp táp,đầu đội mủ phớt, hay đi về nhà bất thường, sao hồi nhỏ anh ít để ý đến cha quá vậy, chađi nửa tháng hay một tháng mới trở về với vẻ bí mật, nhưng đến ngày Quốc gia tiếp thu làanh được ở gần cha, cha không đi nữa. Sau nầy cha kể lại, cha đi theo kháng chiến,nhưng rồi cha nhận ra rằng kháng chiến là Việt Minh, Việt Minh là Cộng Sản, là khôngtốt, nên cha trở về làm việc cho Quốc Gia, cha đã tham gia Hội Đồng hương chính xã KỳThuỷ và lập trường Tiểu Học đầu tiên cho xã.Đó là những ngày thơ ấu của anh lớn dần lên với nơi thôn dã ấy suốt quãng đời niênthiếu, một quảng đời vui buồn lẫn lộn nhưng chắc chắn đã làm hành trang sâu nặng choanh sau nầy.Me kể: ”Mẹ là cô hai Phục, Nguyễn Thị Phục, người thôn An Thành, cách nhà cha chừngba cây số. Mẹ là cô thôn nữ quê mùa, ông ngoại có một thời làm lý trưởng nhưng thời đóđã qua đi rất xa. Ngôi nhà ngói đỏ ba gian hai chái giữa khu vườn rộng trồng sum suê nàoổi, nào lê, nào hoa bông giấy, bông bụp, khiến căn nhà trở nên sang trọng và nên thơ. Gáinhà quê cô nào chẳng phải làm việc đồng áng, cô hai Phục biết chăn bò, hốt phân, cắt lá,làm cỏ ruộng, cấy gặt, đủ cả từ ngày tấm bé, mẹ chưa được ôm tập vợ đi học như con trẻbây giờ, nên mẹ thèm chữ lắm, mà hồi đó trường lớp đâu có, nên mẹ chỉ được học saunầy (để mẹ viết được bức thư gởi anh trong trại cải tạo, nét chữ như cua bò, như gà quào,anh nhận được bức thư của mẹ đầu tiên trong tù và anh khóc ngất)Mười sáu tuổi cô hai Phục vẫn còn để tóc ”bum bê” tóc bum bê là tóc của con nít, cònthiếu nữ thì đã biết ”kẹp đầu phồng” rồi, kẹp đầu phồng là đã ảnh hưởng văn minh thànhthị, người nhà quê không thích nên có câu vè ”Tóc bum bê chê chồng, kẹp đầu phồngchồng chê”.Đời mẹ không có giai đọan giai đoạn được ”kẹp đầu phồng”. Mười sáu tuổi, một buổitrưa nắng chói chan, mẹ mới cho bò đi ăn về còn đang nóng rang người thì thằng Lê, đứaem trai, lẩm chẩm đi đến bên mẹ, nói tiếng được tiếng mất,”Chị hai hái ổi cho em” dùđang mệt nhưng nghe đứa em nói thế, mẹ liền te te chay ra cây ổi và vịn theo cành leolên, ổi mùa nầy trái ra nhiều quá, ổi xiêm trái nhỏ, hột nhiều nhưng ăn ngọt và thơm, mẹhái thật nhiều không có chỗ đựng nên mẹ cởi áo ngoài ra và bỏ tất cả ổi hái được vào áorồi túm lại, mẹ nhãy xuống đất đánh phịch và ôm gói ổi chạy vào nhà.Ông ngoại đang tiếp khách ở nhà trên mà mẹ về không để ý, đến khi ông ngoại từ nhàtrên kêu vọng xuống ”Con hai đâu, rót cho cha bình nước chè” mẹ dạ một tiếng to rồichạy u xuống bếp lo thổi lửa đun nước .Mẹ bưng bình nước lên đến nhà ngang thì mẹ đứng lại, hai người khách nào lạ hoắc màmẹ chưa thấy bao giờ, một già một trẻ, người già bận áo dài đen, đội khăn đóng, cònngười trẻ trông còn thiếu niên, bận bộ bà ba trắng, mặt trông ngơ ngác, tự nhiên một nỗi ethẹn đến với mẹ bất chợt, mẹ dừng lại luống cuống áp tai vào sát cửa để nghe ông ngoạinói chuyện.Ông ngoại và khách nói chuyện thật là tương đắc, có lúc mỗi câu nói có chêm vào mộtcâu chữ nho mẹ nghe mà không hiểu nổi, hình như mẹ đã đứng lâu quá hay sao mà ôngngoại phải dục, ”con hai đâu, sao nấu nước lâu quá vậy con”. Lúc đó mẹ mới lên tiếng”Dạ có đây”. Mẹ bưng ấm nước lên mà tay run quá, tim mẹ đập thình thịch, mẹ cúi đầuchào người khách mà không giám ngó mặt người con trai, xong mẹ vội vàng bước xuốngnhà dưới mà chân bước như muốn khuyụ xuống, tiếng ông ngoại trên nhà vẫn oang oang”Con gái đầu tui đó, năm nay mười sáu tuổi, tuổi dậu”.Sau khi tiển người khách ra về, trong bửa cơm trưa, ông ngoại nói với bà ngoại, ”Hồi nãycó ông Dịp ở xóm An Phú tới chơi, dẫn theo thằng con trai, có ý coi mắt con hai nhàmình đó”. Mẹ ngồi nghe mà tự nhiên máu dồn lên mặt khiến mặt mẹ đỏ au, may mà trờin ...