Mẹo giúp bé thích tắm
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 120.48 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một số bé (1-3 tuổi) có xu hướng khóc lóc và cực kỳ lười tắm khiến cha mẹ khó chịu. Vài gợi ý sau sẽ giúp bé vui thích khi tắm hơn. Thông tin tham khảo từ Iparenting.- Tránh tạo áp lực: Trước hết, bạn nên trò chuyện để bé hiểu rằng, tắm là một hoạt động vui thích và cần thiết. Việc trang bị những món đồ chơi hoặc chọn loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹo giúp bé thích tắm Mẹo giúp bé thích tắm Một số bé (1-3 tuổi) có xu hướng khóc lóc và cực kỳ lười tắm khiến cha mẹ khó chịu. Vài gợi ý sau sẽ giúp bé vui thích khi tắm hơn. Thông tin tham khảo từ Iparenting. - Tránh tạo áp lực: Trước hết, bạn nên trò chuyện để bé hiểu rằng, tắm là một hoạt động vui thích và cần thiết. Việc trang bị những món đồ chơi hoặc chọn loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé. - Vui chơi với nước: Bạn có thể thả vào chậu tắm cho bé vài chú vịt nhựa, quả bóng nhựa hoặc đơn giản là một chiếc cốc nhựa để bé vui đùa. - Kể chuyện cho bé: Các bé thường thích lắng nghe những câu chuyện vui vẻ từ cha mẹ khi tắm. Bạn có thể tả cho bé nghe những kế hoạch vào ngày cuối tuần tới, việc hai mẹ con sẽ đi nhà sách hoặc về bên ngoại… - Cố định thời gian tắm: Bạn nên tạo cho bé thói quen tắm vào một giờ nhất định trong ngày để bé biết tự ý thức. Bạn cũng nên tránh tắm cho bé quá lâu hoặc quá muộn (bé sẽ bị đói hoặc mệt). - Bạn nên tìm ra nguyên nhân bé ghét tắm để biết cách khắc phục. Nếu bé sợ bị lạnh, sợ bị ướt tóc, sợ bị bạn dùng khăn tắm chà xát cơ thể… bạn có thể trấn an tâm lý cho bé. Hỏi bé rằng: “Dầu gội có chảy vào mắt con không?”, “Mẹ lau người như thế con có bị đau không?” rồi lắng nghe ý kiến phản hồi từ bé. Nếu bé bớt khóc lóc, bạn nên động viên và khen ngợi hành vi tiến bộ. - Hạn chế nỗi sợ hãi (tắm trong một chiếc chậu nhỏ hoặc nhiều lần bé bị xà phòng cay chảy vào mắt v.v...). Bạn nên chọn một chiếc chậu tắm tốt, sạch sẽ và luôn ở bên cạnh trông chừng để bé không bị ngã. - Lưu ý khi gội đầu: Các bé rất ghét bị đè ngửa ra khi gội đầu hoặc khó chịu vì dầu gội chảy vào mắt. Vì thế, bạn có thể thông báo và gợi ý để bé cúi đầu xuống khi đổ nước. Bạn có thể đưa cho bé cầm sẵn một chiếc khăn tắm để bé lau mắt. - Cuối cùng, bạn tuyệt đối tránh “xung đột” với bé về việc tắm. Nếu bé muốn xem nốt bộ phim hoạt hình, bạn có thể chờ để tắm cho bé sau đó ít phút. Nếu bé muốn được bố tắm, chứ không phải là bạn, bạn cũng không nên buồn và có thể đáp ứng nguyện vọng của bé. Nếu bé vẫn ghét tắm, bạn có thể thử vài ý tường khác trong tuần tới, ví dụ, cùng bé sáng tác bài hát hoặc nhờ bé tắm cho khủng long... Lưu ý: Những bé chập chững biết đi có thể đột nhiên sợ tắm do thay đổi thói quen, chẳng hạn bé được chuyển từ chậu tắm nhỏ sang chậu tắm to, bé bị trượt chân... nên bạn cần chú ý để hỗ trợ bé. Phương Thảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹo giúp bé thích tắm Mẹo giúp bé thích tắm Một số bé (1-3 tuổi) có xu hướng khóc lóc và cực kỳ lười tắm khiến cha mẹ khó chịu. Vài gợi ý sau sẽ giúp bé vui thích khi tắm hơn. Thông tin tham khảo từ Iparenting. - Tránh tạo áp lực: Trước hết, bạn nên trò chuyện để bé hiểu rằng, tắm là một hoạt động vui thích và cần thiết. Việc trang bị những món đồ chơi hoặc chọn loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé. - Vui chơi với nước: Bạn có thể thả vào chậu tắm cho bé vài chú vịt nhựa, quả bóng nhựa hoặc đơn giản là một chiếc cốc nhựa để bé vui đùa. - Kể chuyện cho bé: Các bé thường thích lắng nghe những câu chuyện vui vẻ từ cha mẹ khi tắm. Bạn có thể tả cho bé nghe những kế hoạch vào ngày cuối tuần tới, việc hai mẹ con sẽ đi nhà sách hoặc về bên ngoại… - Cố định thời gian tắm: Bạn nên tạo cho bé thói quen tắm vào một giờ nhất định trong ngày để bé biết tự ý thức. Bạn cũng nên tránh tắm cho bé quá lâu hoặc quá muộn (bé sẽ bị đói hoặc mệt). - Bạn nên tìm ra nguyên nhân bé ghét tắm để biết cách khắc phục. Nếu bé sợ bị lạnh, sợ bị ướt tóc, sợ bị bạn dùng khăn tắm chà xát cơ thể… bạn có thể trấn an tâm lý cho bé. Hỏi bé rằng: “Dầu gội có chảy vào mắt con không?”, “Mẹ lau người như thế con có bị đau không?” rồi lắng nghe ý kiến phản hồi từ bé. Nếu bé bớt khóc lóc, bạn nên động viên và khen ngợi hành vi tiến bộ. - Hạn chế nỗi sợ hãi (tắm trong một chiếc chậu nhỏ hoặc nhiều lần bé bị xà phòng cay chảy vào mắt v.v...). Bạn nên chọn một chiếc chậu tắm tốt, sạch sẽ và luôn ở bên cạnh trông chừng để bé không bị ngã. - Lưu ý khi gội đầu: Các bé rất ghét bị đè ngửa ra khi gội đầu hoặc khó chịu vì dầu gội chảy vào mắt. Vì thế, bạn có thể thông báo và gợi ý để bé cúi đầu xuống khi đổ nước. Bạn có thể đưa cho bé cầm sẵn một chiếc khăn tắm để bé lau mắt. - Cuối cùng, bạn tuyệt đối tránh “xung đột” với bé về việc tắm. Nếu bé muốn xem nốt bộ phim hoạt hình, bạn có thể chờ để tắm cho bé sau đó ít phút. Nếu bé muốn được bố tắm, chứ không phải là bạn, bạn cũng không nên buồn và có thể đáp ứng nguyện vọng của bé. Nếu bé vẫn ghét tắm, bạn có thể thử vài ý tường khác trong tuần tới, ví dụ, cùng bé sáng tác bài hát hoặc nhờ bé tắm cho khủng long... Lưu ý: Những bé chập chững biết đi có thể đột nhiên sợ tắm do thay đổi thói quen, chẳng hạn bé được chuyển từ chậu tắm nhỏ sang chậu tắm to, bé bị trượt chân... nên bạn cần chú ý để hỗ trợ bé. Phương Thảo
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0