Danh mục

Mẹo vặt y khoa thực dụng - Phần 40

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.88 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một buổi tối bận rộn nấu ăn, bạn hăng say cắt thịt cá, rau cải..., lòng nghĩ đến món ăn nóng hổi và đẹp mắt sắp được dọn trên bàn. Ái! Trong lúc bận suy nghĩ, bạn đã lỡ gọt vào ngón tay của mình. Một ngày đẹp trời đi leo núi hoặc picnic ngoài trời, bạn cảm thấy trên triền núi có đóa hoa đẹp; thấy sườn không dốc lắm, bạn trèo lên hái nó và khi trở xuống bị bước hụt. Dĩ nhiên là không có gì nghiêm trọng, nhưng bạn vẫn bị vài chỗ sây sát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹo vặt y khoa thực dụng - Phần 40 Mẹo vặt y khoa thực dụng Vết thương ngoài da Một buổi tối bận rộn nấu ăn, bạn hăng say cắt thịt cá, rau cải..., lòngnghĩ đến món ăn nóng hổi và đẹp mắt sắp được dọn trên bàn. Ái! Trong lúcbận suy nghĩ, bạn đã lỡ gọt vào ngón tay của mình. Một ngày đẹp trời đi leo núi hoặc picnic ngoài trời, bạn cảm thấy trêntriền núi có đóa hoa đẹp; thấy sườn không dốc lắm, bạn trèo lên hái nó vàkhi trở xuống bị bước hụt. Dĩ nhiên là không có gì nghiêm trọng, nhưng bạnvẫn bị vài chỗ sây sát trên cánh tay, trên chân... Sây sát, trầy trụa, đứt tay... là những chuyện hầu như không thể tránhđược trong những sinh hoạt hằng ngày. Dù không nguy hiểm, nhưng khimáu đã chảy ra, bạn cũng cảm thấy đau đớn, muốn vết thương chóng lành,thậm chí còn lo nó bị nhiễm trùng, sưng mủ và gây khó chịu nhiều ngày sau. Dễ dàng thôi, với một chút kiến thức phổ thông về y tế, bạn có thểgiải quyết vấn đề này không chút khó khăn. Và chỉ thêm một chút kiến thứcnữa, bạn có thể làm vết thương lành nhanh hơn! Chảy máu thì cầm máu; chảy máu thì sát trùng; chảy máu thì dánbăng keo, bôi thuốc... Chuyện đơn giản mà. Nhiều người đã nói như vậy.Nhưng bạn có giật mình không khi biết được rằng trong những loại thuốc trịvết thương bán tại tiệm thuốc tây, có loại làm vết thương lành sớm hơn 5ngày, có loại làm vết thương lâu lành hơn? Thật vậy, trong một nghiên cứu về hiệu quả của những loại thuốc trịvết thương được bày bán tự do trong các tiệm thuốc tây, bác sĩ Jemes L. đãđưa ra kết quả sau: Một vết thương nếu chỉ được sát trùng mà không dùngthuốc gì khác sẽ tự lành trong khoảng 13 ngày. Cũng vết thương này khidùng kem hiệu Polysporin sẽ lành trong khoảng 8 ngày; còn nếu dùng cácloại thuốc có iốt, như thuốc đỏ chẳng hạn, vết thương sẽ lành trong... gần 16ngày. Kết quả này có lẽ sẽ làm một số độc giả cảm thấy rụng rời vì chínhmình đã dùng thuốc đỏ rất nhiều lần. Dù sao đi nữa, đây là chuyện có thật,sự thật này đã được chứng minh rõ ràng qua những tài liệu được công bốrộng rãi từ Đại học Y khoa Pennsylvania (Mỹ). Những tài liệu này còn chobiết thêm về hiệu quả của một số thuốc khác: như Neosporin làm lành vếtthương trong khoảng 9 ngày, thuốc bôi của hãng Johnson khoảng gần 10ngày, thuốc xịt Bactine hoặc Methiolate khoảng 14 ngày, thuốc sát trùngHydrogen Peroxide 3% khoảng hơn 14 ngày, Campho-Phenique khoảng hơn15 ngày. Qua những kiến thức nhỏ nói trên, có lẽ bạn đã một phần nào thấyđược tầm quan trọng của loại thuốc cần dùng trong việc chữa trị vết trầy, vếtcắt. Dưới đây là những chuyện tối thiểu cần làm khi bị các vết thương này. Cầm máu Phương pháp nhanh chóng nhất để cầm máu là đè chặt vết thươngđừng cho chảy máu ra. Hãy dùng một miếng băng vải hay bông gòn đặt lênvết thương đang chảy máu rồi đè mạnh xuống không cho máu chảy. Nếukhông sẵn thứ này, bạn dùng ngón tay đè lên vết thương cũng được. Việcnày sẽ làm máu ngưng chảy trong vòng 1-2 phút. Nếu máu vẫn chưa ngưngchảy, nên tìm cách đưa vết thương lên cao hơn độ cao của trái tim. Nếu máuvẫn không cầm thì vết thương của bạn khá nghiêm trọng đấy. Hãy tìm độngmạch dẫn máu từ tim đến vết thương, ấn mạnh vào động mạch này để chặnmáu từ tim chảy đến (mạch này nằm ở phần trong của hai tay chân, phần datrắng có nổi gân xanh). Bạn sẽ thấy máu bớt chảy ra. Giữ tư thế này chừng1-2 phút, nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục ấn cho đến khi cầm mới thôi. Thông thường, phương pháp trên rất có hiệu quả. Nhưng nếu gặp mộtvết cắt ngay trên động mạch chính, có thể bạn sẽ phải dùng đến dụng cụ(tourniquet). Đó là một sợi dây hay một băng vải, cột vòng tròn quanh vếtthương, sau đó xỏ một que nhỏ như chiếc đũa qua và vặn nhiều vòng đểvòng dây xiết lại, ép động mạch nhỏ và làm máu ngưng chảy. Lưu ý: Khôngbao giờ giữ tourniquet siết quá 1-2 phút; phải mở ra ngay sau khi vết thươngthôi chảy máu... Nhiều người đã bị tàn phế một tay hay chân vì dụng cụ nàykhông cho máu nuôi cơ thể quá lâu. Rửa sạch vết thương Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ vết thươngchống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Nên rửa vết tương bằng xàphòng và nước, cố gắng lấy hết những bụi cát trong vết thương ra. Nhữngbụi cát này nếu không được lấy hết sẽ có thể gây sẹo hay tì vết trên da saukhi vết thương được chữa lành. Bôi thuốc và băng bó Nên dùng loại thuốc bôi có kháng sinh. Polysporin là thuốc có cônghiệu làm vết thương mau lành nhất. Sau khi bôi thuốc, bạn cần băng bó đểvết thương không bị nhiễm trùng, không bị khô và sẽ mau lành hơn. Một sốloại băng keo có sẵn thuốc kháng sinh, rất tiện dụng; chỉ cần băng lên là đủ. Tiêm phòng uốn ván Khi đạp phải một cây đinh sét, bị một lưỡi dao bằng thép cắt phải, haybị ngã va đầu gối vào thềm xi măng..., bạn phải tiêm phòng uốn ván. Chẳng lẽ mỗi lần chảy máu lại phải đi tiêm vacxin này sao? Khôngđến nỗi vậy ...

Tài liệu được xem nhiều: