Danh mục

Mệt Mỏi (Kỳ 1)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.72 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mệt mỏi là từ thường được người ta dùng nhất để than phiền về sức khỏe của mình. Tuy nhiên nó là một trong những từ khó định nghĩa nhất và có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Mệt mỏi còn được biết đến với những từ như chán nản, kiệt sức, hoặc thờ ơ, nhưng nó được định nghĩa một cách tổng quát là một cảm giác thiếu năng lượng. Mệt mỏi không đồng nghĩa với ngủ gà gật nhưng cảm giác thèm được ngủ có thể đi kèm với tình trạng mệt mỏi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mệt Mỏi (Kỳ 1) Mệt Mỏi (Kỳ 1) Mệt mỏi là từ thường được người ta dùng nhất để than phiền về sức khỏecủa mình. Tuy nhiên nó là một trong những từ khó định nghĩa nhất và có thể làtriệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Mệt mỏi còn được biết đến với nhữngtừ như chán nản, kiệt sức, hoặc thờ ơ, nhưng nó được định nghĩa một cách tổngquát là một cảm giác thiếu năng lượng. Mệt mỏi không đồng nghĩa với ngủ gà gậtnhưng cảm giác thèm được ngủ có thể đi kèm với tình trạng mệt mỏi. Trạng tháilãnh đạm thờ ơ có thể đi cùng với mệt mỏi nhưng cũng có thể tồn tại độc lập. Mệtmỏi rất thường gặp. Khoảng 20% dân Mỹ than phiền tình trạng mệt mỏi làm cảntrở những công việc thường ngày của họ. Nguyên nhân thực thể chiếm khoảng 20đến 60% và nguyên nhân thuộc về cảm xúc chiếm khoảng 40 đến 80% trườnghợp. Và khó khăn đặt ra cho chúng ta là làm cách nào để biết được nguyên nhângây ra mệt mỏi và nó có nghiêm trọng đến mức cần phải đi gặp bác sĩ hay không. NGUYÊN NHÂN Xáo trộn giấc ngủ · Ngủ không đủ · Ngủ quá nhiều · Ngưng thở lúc ngủ · Làm việc theo ca (thay ca, làm ca đêm) · Rượu bia Bệnh tim mạch · Suy tim sung huyết (ứ dịch ở phổi) · Bệnh cơ tim Bệnh phổi · Hen suyễn · Khí phế thũng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: ChronicObstructive Pulmonary Disease)· Viêm phổiDinh dưỡng· Suy dinh dưỡng (kwashiorkor, suy nhược hoặc thiếu protein, thiếu calo)· Béo phì· Thiếu vitamin (thiamine, B12, B6, folate, vitamin C)Rối loạn điện giải· Kali thấp· Mg thấp· Canxi thấp hoặc cao· Natri thấpRối loạn nội tiết· Đường huyết thấp hoặc đường huyết cao (đái tháo đường)· Hormon giáp thấp hoặc cao· Cortisol thấp (bệnh Addison)· Cortisol cao (bệnh Cushing)Rối loạn dạ dày-ruột· Trào ngược dạ dày – thực quản· Loét ống tiêu hóaRối loạn thần kinh· Bệnh đa xơ cứng· Đột quỵ· Bệnh Lou GehrigNguyên nhân nhiễm trùng· Bất kỳ bệnh mạn tính nào· HIV/AIDS· Lao· Viêm gan· Nhiễm vi khuẩn đơn nhân (Mononucleosis)· Hội chứng mệt mỏi mạn tính· Nhiễm trùng đường niệuRối loạn mô liên kết· Viêm khớp (viêm khớp xương và viêm khớp do thấp)· Lupus· Đau sợi cơ (Fibromyalgia)· AcromegalyNhững bệnh toàn thân· Ung thư· Thiếu máu (do mất máu hoặc không sản xuất đủ máu)Phụ khoa· Có thai· Mãn kinhThể thao· Không tập thể thao· Tập thể thao quá nhiều· Tập quá sứcTâm thần· Suy nhược (mất sự hứng thú, tham vọng)· Lo lắng· Đau buồn· Stress

Tài liệu được xem nhiều: