Trong khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua, tại Hậu Giang, Sóc Trăng đã có 12 trường hợp tử vong và nhiều trường hợp ngộ độc do rượu. Một số ca được xác định có triệu chứng lâm sàng của ngộ độc methanol.Ngày 22/5, Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ thông báo kết quả kiểm nghiệm cho biết hàm lượng methanol có trong các mẫu rượu (thu được từ các quán có rượu gây chết người nói trên) cao gấp 694 lần hàm lượng cho phép. Như vậy có thể nói nguyên nhân gây tử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Methanol: Thủ phạm gây chết người trong rượu Methanol: Thủ phạm gây chết người trong rượu Không loại bỏ methanol trong rượu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng. Trong khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua, tại Hậu Giang, SócTrăng đã có 12 trường hợp tử vong và nhiều trường hợp ngộ độc do rượu.Một số ca được xác định có triệu chứng lâm sàng của ngộ độc methanol. Ngày 22/5, Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ thông báo kết quả kiểmnghiệm cho biết hàm lượng methanol có trong các mẫu rượu (thu được từ các quáncó rượu gây chết người nói trên) cao gấp 694 lần hàm lượng cho phép. Như vậy cóthể nói nguyên nhân gây tử vong chủ yếu trong các loại rượu hiện bán tại một sốnơi ở Hậu Giang, Sóc Trăng là methanol. Vì sao methanol có nhiều trong rượu thủ công? Methanol còn gọi là alcol methylic, carbinol hay đơn giản hơn là rượu gỗ.Trước đây, được điều chế bằng cách phân hủy gỗ, nay tổng hợp bằng hydro vàcarbon dioxit. Metanol được dùng trong công nghiệp, đặc biệt là làm dung môihòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu. Để tránh nhầm lẫn vớicác loại dùng để uống, người ta cho chất màu xanh vào methanol nên gọi là cồnxanh. Nếu sản xuất đúng quy tắc thì lượng methanol có trong rượu ethylic (dướiđây gọi là rượu) thấp dưới mức cho phép. Nếu điều chế không đúng cách, thậm chítheo kiểu “ma giáo” để kiếm nhiều lời, thì hàm lượng methanol trong rượu rất caodễ gây ngộ độc. Những cách chế sau đây làm cho lượng methanol trong rượu tăng cao: - Dùng nguyên liệu có lẫn bã (gỗ): Thường rượu được chưng cất từ gạo (tẻ,nếp) hoặc từ đường mía (dạng mật mía). Nguyên liệu phải không chứa các loại bãdạng gỗ (cenlulose). Cơ sở cất rượu thủ công có khi dùng loại mật mía không sạchbã. Trong quá trình lên men chưng cất, bã sẽ phân hủy cho ra methanol. Dù ép kỹđến mấy thì trong bã vụn của mía vẫn còn đường và nếu lên men chưng cất thì vẫncó rượu. Nhưng nếu tận dụng bã này hay dùng mật mía cặn chứa nhiều bã vụn chếrượu thì hàm lượng methanol trong rượu sẽ rất cao. - Chế từ loại cồn ethylic kém chất lượng: Thông thường vẫn có thể dùngcồn thực phẩm hay cồn dược dụng hòa với nước để có rượu. Một lượng lớn rượubán trên thị trường chế theo cách này. Một lít cồn này giá 10.000đ có thể chế rahơn 3 lít rượu chỉ cần bán một lít 5.000đ cũng có lãi cao (vì hầu như không tốnkém gì như khi lên men chưng cất ). Tuy nhiên, những nhà làm rượu theo kiểu nàythường mua cồn có chất lượng kém hơn, có giá thấp hơn. Loại cồn có chất lượngkém này vốn có hàm lượng methanol aldehyt, aceton cao vượt tiêu chuẩn (ngửithấy mùi khó chịu), nên khi pha ra rượu sẽ có nhiều methanol, aldehyt, aceton) - Dùng cồn methanol mà không biết: Cồn khô dùng trong công nghiệp chứamethanol. Methanol có nhiệt độ bốc hơi thấp hơn rượu. Người làm rượu thườngcho loại cồn khô này vào khi chưng cất, khi pha rượu (từ cồn) hay chế rượu thuốc,để làm cho rượu chóng ra hơn, dậy mùi hơn, mà không biết làm thế là đưa chấtđộc methanol vào rượu. - Do không loại bỏ phần rượu chứa methanol lúc đầu: Khi chưng cất rượuthì giai đoạn đầu tiên sẽ có tạp chất methanol, aldehyd, aceton (vì các chất này bốchơi ở nhiệt độ thấp, bốc ra ngay ra ở giai đoạn cất đầu). Những chất này có mùikhó chịu khác hẳn mùi của rượu ethylic. Lẽ ra phải bỏ đi, nhưng người làm rượutiếc, giữ lại. Độc tính methanol biểu hiện như thế nào? Methanol gây độc do uống, hít, thấm qua da. Ngộ độc cấp thường có biểuhiện: đau đầu, mệt, buồn nôn, giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù, co giật, giãn đồngtử, suy sụp tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong. Methanol còn gây ngộ độc mạn nhưgiảm thị lực. Ngộ độc xảy ra rất nhanh. Đa số người chết do ngộ độc loại rượu chứanhiều methanol tại Hậu Giang, Sóc Trăng đều giống nhau: chỉ sau khi uốngkhoảng 6 - 8 giờ thì buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt kéo dài khoảng 8 giờ sauthì tử vong. Từ khi uống cho đến khi chết chưa đầy 24 giờ. Điều này, khác với sựsay rượu thông thường: lúc đầu nói nhiều, lộn xộn, mất thăng bằng (hoa chân múatay) do trung tâm ức chế bị ức chế; sau đó chuyển sang trạng thái mệt mỏi, ngủ libì, do toàn bộ thần kinh trung ương bị ức chế. Say rượu thông thường ít khi tửvong (trừ trường hợp ra lạnh, hay vốn có bệnh tim mạch). Ngộ độc xảy ra ngay khi uống chưa quá nhiều. Đa số người bị tử vong ởHậu Giang, Sóc Trăng chỉ uống khoảng trên dưới 700ml, chưa quá say, có ngườisau khi uống còn tỉnh táo về đến thành phố Hồ Chí Minh mới thấy mệt vào việnrồi chết. Phòng tránh như thế nào? Lên men một ít cơm nếp, cho rượu pha từ cồn hay chế từ mật mía chảy quathì các rượu này sẽ có mùi thơm nhẹ của rượu nếp. Hòa dung dịch thuốc tím loãngvào cồn kém chất lượng, lọc qua gạc, cồn sẽ mất mùi hôi. Do người làm rượu cócách ngụy trang khéo léo ...