Danh mục

Miễn dịch học lâm sàng part 10

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

trung tâm mầm. Tại các trung tâm mầm này thì các tế bào lympho B tăng sinh nhanh chóng đạt số lượng gấp đôi số lượng ban đầu sau 6 giờ, ước tính sau một tuần thì một tế bào B ban đầu có thể tạo ra khoảng 5.000 tế bào con cháu của nó. (Tên gọi “trung tâm mầm” xuất phát từ những quan sát hình thái học cho thấy một số nang lympho có các trung tâm bắt mầu sáng khi nhuộm, vùng sáng đó tập trung rất đông các tế bào đang phân chia và trong đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miễn dịch học lâm sàng part 10trung tâm mầm. Tại các trung tâm mầm này thì các tế bào lympho B tăng sinhnhanh chóng đạt số lượng gấp đôi số lượng ban đầu sau 6 giờ, ước tính saumột tuần thì một tế bào B ban đầu có thể tạo ra khoảng 5.000 tế bào con cháucủa nó. (Tên gọi “trung tâm mầm” xuất phát từ những quan sát hình thái họccho thấy một số nang lympho có các trung tâm bắt mầu sáng khi nhuộm, vùngsáng đó tập trung rất đông các tế bào đang phân chia và trong đó cũng có rấtnhiều tế bào đang chết).Trong quá trình tăng sinh này thì các gene mã hoá kháng thể của tế bào B trởnên nhậy cảm với các đột biến điểm diễn ra ưới tác động của enzymedeaminase sinh ra do quá trình hoạt hoá. Ước tính tần suất của các đột biếnđiểm này vào khoảng 1 trên 1.000 cặp base (base pair) trong mỗi tế bào đangphân chia. Như vậy tần suất đột biến này cao hơn khoảng 1.000 lần so với tầnsuất đột biến ở hầu hết các gene. Vì l{ o đó mà sự đột biến ở các gene mãhoá kháng thể được gọi là siêu đột biến thân (somatic hypermutation). Quátrình đột biến dữ dội này sẽ tạo ra nhiều clone tế bào B khác nhau có các phântử kháng thể có thể gắn với ái lực khác nhau vào kháng nguyên đã kích thíchtạo ra đáp ứng ban đầu.Hình 10.12: Sự chọn lọc các tế bào lympho B có ái lực cao với kháng nguyên ởtrung tâm mầmBình thường thì các tế bào B ở trung tâm mầm sẽ chết bởi quá trình chết tếbào theo chương trình nếu như tế bào B đó không nhận diện kháng nguyên.Vào thời diểm diễn ra các siêu đột biến thân ở các gene mã hoá kháng thể ởtrung tâm mầm thì kháng thể được chế tiết trước đó trong giai đoạn sớm củađáp ứng tạo kháng thể bám vào kháng nguyên đang có mặt tại chỗ. Các phứchợp kháng nguyên-kháng thể được hình thành tại đó có thể hoạt hoá bổ thể.Các phức hợp này được các tế bào có tua ở nang trình diện. Các tế bào có tuaở nang là các tế bào có tua cư trú tại các nang lympho và có các thụ thể dànhcho phần Fc của kháng thể cũng như các sản phẩm phân cắt của bổ thể. Hailoại thụ thể này đã giúp tế bào có tua ở nang trình diện được các phức hợpkháng nguyên-kháng thể.Vì lẽ đó các tế bào B đang trải qua quá trình siêu đột biến thân có cơ hội gắnvào kháng nguyên trên bề mặt các tế bào có tua ở nang lympho và vì thếchúng thoát được cơ chế chết tế bào theo chương trình. Trong quá trình đápứng miễn dịch phát triển hoặc khi được gây miễn dịch nhắc lại thì số lượngkháng thể được tạo ra tăng lên và o vậy làm cho số lượng kháng nguyên cómặt bị giảm xuống. Các tế bào B muốn được chọn lựa để sống sót thì phải cókhả năng bám được vào kháng nguyên với nồng độ ngày càng thấp hơn và nhưvậy các tế bào này phải là những tế bào có các thụ thể có ái lực ngày càng caohơn. Các tế bào B đã được tuyển chọn ấy sẽ rời các trung tâm mầm và chế tiếtkháng thể, kết quả là làm tăng ái lực của các kháng thể được tạo ra theo thờigian các đáp ứng miễn dịch phát triển.Hình 10.13: Các vị trí giải phẫu diễn ra đáp ứng miễn dịch dịch thểCác đáp ứng tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên protein phụ thuộc tếbào T diễn ra theo trình tự thành một số giai đoạn khác nhau ở các vị trí giảiphẫu khác nhau của các cơ quan lympho (Hình 10.13). Các tế bào lympho B đãchín nhưng còn “trinh nữ” nhận diện các kháng nguyên ở trong các nanglympho rồi di chuyển ra vùng rìa của nang để tiếp xúc với các tế bào T hỗ trợ.Đây là vùng giáp ranh giữa vùng giầu tế bào B và vùng giầu tế bào T. Tại đâycác tế bào lympho B bắt đầu tăng sinh và biệt hoá thành các tế bào chế tiếtkháng thể. Các tế bào chế tiết kháng thể phát triển theo hướng này sẽ cư trú ngay trongcác cơ quan lympho (thường ở bên ngoài các nang giầu tế bào B) còn cáckháng thể do chúng chế tiết thì được đổ vào máu. Một số tế bào plasma chếtiết kháng thể thì di chuyển đến tuỷ xương, tại đây chúng có thể sống hàngtháng thậm chí hàng năm, tiếp tục sản sinh ra các kháng thể ngay cả khi khángnguyên đã được loại bỏ. Đây là l{ o tại sao mà một nửa trong tổng số cáckháng thể trong máu ở một người trưởng thành khoẻ mạnh là được tạo ra bởicác tế bào chế tiết kháng thể trường tồn này, và cũng chính các kháng thể đócó thể phản ánh được tiểu sử của người này rằng anh ta đã tiếp xúc với nhữngkháng nguyên nào trong đời.Các kháng thể này cung cấp khả năng đề kháng nhất định và tức thì nếu nhưkháng nguyên (vi sinh vật hoặc độc tố) tái xâm nhập và cơ thể. Quá trìnhchuyển lớp chuỗi nặng cũng được bắt đầu bên ngoài các nang lympho. Quátrình thuần thục ái lực, và có thể cả quá trình chuyển lớp chuỗi nặng, diễn ratrong các trung tâm mầm được hình thành bên trong các nang lympho. Tất cảcác sự kiện này đều có thể thấy trong vòng một tuần sau khi tiếp xúc với khángnguyên.Có một số tế bào B đã hoạt hoá, thường là các tế bào con cháu của tế bào B đãkinh qua quá trình chuyển lớp chuỗi nặng, lại không biệt hoá thành các tế bàochế tiết kháng thể mà trở thành các tế bào mang trí nhớ miễn dịch. Các tế bàoB mang trí nhớ miễn dịch không chế tiết kháng thể nhưng chúng lưu hànhtrong máu v ...

Tài liệu được xem nhiều: