Danh mục

Miễn dịch học lâm sàng part 7

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

BÀI 10. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH BẨM SINHTất cả các cơ thể đa bào bao gồm thực vật, động vật không có xương sống, động vật có xương sống đều có những cơ chế đề kháng để tự bảo vệ cơ thể chúng chống lại nhiễm vi sinh vật. Do các cơ chế đề kháng này luôn luôn tồn tại, truyền từ đời này sang đời sau theo di truyền, và từ khi mới sinh ra đã luôn ở trong trạng thái sẵn sàng nhận diện và loại bỏ các vi sinh vật nên chúng được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miễn dịch học lâm sàng part 7nhờ các mỏ neo bám vào màng là glycosyl phosphatidylinisitol. Trong bệnh đáihuyết sắc tố kịch phát về đêm (Paroxysmal noctural haemoglobinuria) o thiếucác mỏ neo bám màng này sẽ dẫn đến mất DAF và HRF ở màng. Hậu quả là cáctế bào hồng cầu bị tan ngay cả ở nồng độ bổ thể thấp hơn rất nhiều và bệnhnhân bị thiếu máu huyết tán mạn tính. BÀI 10. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH BẨM SINHTất cả các cơ thể đa bào bao gồm thực vật, động vật không có xương sống,động vật có xương sống đều có những cơ chế đề kháng để tự bảo vệ cơ thểchúng chống lại nhiễm vi sinh vật. Do các cơ chế đề kháng này luôn luôn tồntại, truyền từ đời này sang đời sau theo di truyền, và từ khi mới sinh ra đã luônở trong trạng thái sẵn sàng nhận diện và loại bỏ các vi sinh vật nên chúng đượcgọi là miễn dịch bẩm sinh (innate immunity). Kiểu miễn dịch này còn được gọilà miễn dịch tự nhiên (natural immunity hay native immunity). Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh tạo thành hệ thống miễn dịch bẩmsinh. Đặc điểm chung của các cơ chế miễn dịch bẩm sinh đó là chúng nhậndiện và đáp ứng lại các vi sinh vật mà không phản ứng chống lại các chất khôngphải của vi sinh vật. Miễn dịch bẩm sinh cũng có thể được châm ngòi bởi các tếbào của cơ thể bị tổn thương o tác động của các vi sinh vật. Miễn dịch bẩmsinh có tác dụng ngay khi vi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể còn miễndịch thích ứng thì cần phải có sự kích thích của vi sinh vật sau đó hệ thốngmiễn dịch phản ứng lại sự có mặt của vi sinh vật thì miễn dịch thích ứng mới cótác dụng. Ngoài ra các đáp ứng miễn dịch thích ứng có thể chống lại các khángnguyên của vi sinh vật cũng như kháng nguyên không phải của vi sinh vật.Trong nhiều năm người ta cho rằng miễn dịch bẩm sinh là không đặc hiệu, yếuvà không hiệu quả chống lại hầu hết các nhiễm trùng. Tuy nhiên hiện naychúng ta đã biết là miễn dịch bẩm sinh định hướng một cách đặc hiệu tới cácvi sinh vật và là cơ chế đề kháng rất công hiệu ở giai đoạn sớm, có khả năngkiểm soát và thậm chí loại bỏ được nhiễm trùng trước khi miễn dịch thích ứngcó hiệu lực. Miễn dịch bẩm sinh không chỉ cung cấp khả năng đề kháng ở giaiđoạn sớm mà còn định hướng cho hệ thống miễn dịch thích ứng đáp ứng lạicác vi sinh vật khác nhau bằng những cách khác nhau sao cho có thể chống lạicác vi sinh vật đó một cách hiệu quả nhất.Ngược lại thì đáp ứng miễn dịch thích ứng thường sử dụng các cơ chế củamiễn dịch bẩm sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Vì thế có một mối liên hệ hai chiềuchặt chẽ giữa miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Với những l{ o đóngười ta rất quan tâm tới việc xác định các cơ chế của miễn dịch bẩm sinh vàtìm cách khai thác những cơ chế này nhằm tối ưu hoá khả năng đề khángchống nhiễm trùng.Chương này sẽ mô tả các phản ứng đề kháng sớm của miễn dịch bẩm sinhnhằm trả lời ba câu hỏi lớn sau.· Hệ thống miễn dịch bẩm sinh nhận diện các vi sinh vật như thế nào?· Các thành phần khác nhau của hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoạt độngnhư thế nào để chống lại các loại vi sinh vật khác nhau?· Các phản ứng miễn dịch bẩm sinh kích thích đáp ứng miễn dịch thích ứngnhư thế nào?Hệ thống miễn dịch bẩm sinh nhận diện các vi sinh vậtTính đặc hiệu của miễn dịch bẩm sinh có một số điểm khác biệt so với tính đặchiệu của các tế bào lympho là thành phần mấu chốt đóng vai trò nhận diệnkháng nguyên và tạo nên tính đặc hiệu của đáp ứng miễn dịch thích ứng.Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh nhận diện các cấu trúc giống nhaugiữa các vi sinh vật khác nhau mà cấu trúc đó không hề có trên các tế bào củacơ thể túc chủ. Mỗi thành phần của miễn dịch bẩm sinh có thể nhận diệnnhiều vi khuẩn, virus, hoặc nấm. Thí dụ các tế bào làm nhiệm vụ thực bào cócác thụ thể dành cho các lipopolysaccharide (viết tắt là LPS và còn gọi là nộiđộc tố – endotoxin) của vi khuẩn. LPS có ở nhiều loại vi khuẩn khác nhaunhưng không hề có ở các tế bào của động vật có vú. Các thụ thể khác của tếbào làm nhiệm vụ thực bào nhận diện các gốc đường mannose ở đầu tận cùngcủa các glycoprotein; các glycoprotein của nhiều loại vi khuẩn có phân tửđường mannose ở đầu tận cùng trong khi đó các glycoprotein của động vật cóvú thì ở đầu tận cùng lại là phân tử acid sialic hoặc N-acetylgalactosamine. Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào nhận diện và đáp ứng chống lại các phân tửARN ở dạng xoắn kép – một dạng thường thấy ở nhiều loài virus mà không gặpở các tế bào của động vật có vú, các nucleoti e CpG chưa bị methyl hoáthường thấy ở ADN của vi khuẩn mà không thấy ở ADN của động vật có vú.Các phân tử có ở các vi sinh vật là mục tiêu tấn công của miễn dịch bẩm sinhthường được gọi là các kiểu mẫu phân tử (molecular pattern) để ám chỉ chúnglà những thành phần giống nhau của các vi sinh vật cùng loại. Các thụ thể củamiễn dịch bẩm sinh nhận diện những cấu trúc chung này được gọi là các thụthể nhận diện kiểu mẫu (pattern recognition receptor). Một số thành phần của miễn dịch bẩm sinh có khả năng bám vào các tế bà ...

Tài liệu được xem nhiều: