Thông tin tài liệu:
Đối tượng và định nghĩa Miễn dịch (immunity) : là một thuật ngữ yhọc mô tả trạng thái có đủ sự phòng thủ sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miễn dịch học thực vật 2 - chương 1 Miễn dịch học thực vật Bài 11. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MIÊN DỊCH THỰC VẬT1.1. Đối tượng và định nghĩa Miễn dịch (immunity) : là một thuật ngữ yhọc mô tả trạng thái có đủ sự phòng thủ sinh học nhằm tránh s ự nhi ễmbệnh hoặc sự tấn công do các tác nhân sinh h ọc. Đ ối v ới th ực v ật, mi ễndịch, hiểu theo nghĩa hẹp, là khả năng của cây duy trì sự không bị b ệnh nh ờcác đặc điểm cấu trúc và chức năng di truy ền. Tuy nhiên, mi ễn d ịch trongmôn học miễn dịch thực vật cần phải được hiểu rộng hơn là khả năng củacây chống lại ở mọi mức độ sự tấn công của tác nhân gây bệnh nh ờ các đ ặcđiểm cấu trúc và chức năng di truyền. Theo nghĩa rộng này, miễn dịch có thểđược hiểu là tính kháng của cây với tác nhân gây bệnh.Miễn dịch thực vật, do vậy, nghiên cứu sự tương tác giữa tác nhân gây bệnhvà cây ký chủ trong quá trình gây bệnh nhằm hiểu và ứng dụng khả năngkháng bệnh của cây.1.2. Lịch sử và khái niệm miễn dịch động vật Nguồn gốc từ miễn dịch (immunity): Miễn dịch (Immunity) có nguồn gốc từ từ la tinh immunitas có nghĩa ngoại lệ: không ph ải phục vụ quân đội, trả thuế và các dịch vụ công cộng khác. Trong văn học Roman, immunity có nghĩa rộng hơn (vd: khả năng sống sót khi bị nhiễm độc hoặc là b ị b ệnh truyền nhiễm) Trong y khoa, miễn dịch được định nghĩa là sự kháng (resistance) lại bệnh (truyền nhiễm) Các khám phá lịch sử: • Phương pháp chủng đậu của người Trung Quốc và Ấn Độ . Bệnh đậu mùa trên người do Variola major virus (chi Orthpoxvirus) xuất hiện khoảng 10.000 năm trước công nguyên, và là một trong nh ưng bệnh nguy hiểm trên người, đặc biệt trên trẻ em. Từ 20 – 60 % người nhiễm bệnh (trong đó 80% là trẻ em) có thể bị chết. Bệnh đã gây ra khoảng 300-500 triệu người chết trong thế kỷ 20. Năm 1979, WHO đã tuyên bố xóa bỏ được bệnh nhờ các chiến dịch vacxin suôt 2 th ế kỷ 19 và 20. Từ nhiều thế kỷ trước, người Trung Quốc và Ấn Đ ộ (khoảng thế kỷ 16) đã biết chữa bệnh bằng cách nghiền vảy đậu mùa từ người bệnh, sau đó nhỏ vào mũi hoặc bôi vào vết cắt trên da người khỏe để phòng bệnh. Vào khoảng 1720, bà Mary Montagu, vợ một đại sứ người Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ đã giới thiệu phương pháp chủng 1 đậu của người Thổ (tương tự như của người Ấn và người Trung Quốc) vào Tây Âu. • Phương pháp tạo miễn dịch chéo. Cuối thế kỷ 18, Edward Jenner, một dược sĩ người Anh đã nghe được thông tin rằng có một cô gái không bị bệnh đậu mùa vì cô đã bị bệnh đậu bò (do Cowpox virus, một virus cùng chi Orthpoxvirus với virus đậu mùa), một bệnh trên gia súc và cả người nhưng triệu chứng nhẹ hơn nhiều. Thông tin này đã gợi ý Jenner thực hiện thí nghiệm chủng đậu người khỏe bằng vết bệnh trên da của người bị đạu bò nhằm chống bệnh đậu mùa. Phương pháp của Jenner sau đó được sử dụng rộng rãi ở Anh. Vào năm1838, chính phủ Anh thông qua luật chủng đậu miễn phí cho người dân, và 20 năm sau, chủng đậu là bắt buộc tại Anh. • Phương pháp tạo miễn dịch dùng tác nhân gây bệnh nhược độc . Phương pháp này gắn liền với tên tuổi của Louis Pasteur, một nhà hóa học và vi sinh vật học người Pháp. Ông đã khám phá ra kỹ thu ật tiêm chủng này nhờ các nghiên cứu về bệnh tả gà ( Pasteurella multocida), bệnh than (Bacillus anthracis) và bệnh dại (Rabies virus). • Đọc thêm: http://nfs.unipv.it/nfs/minf/dispense/immunology/immun.html1.3. Lịch sử miễn dịch thực vật 1894. Ericksson cho biết nấm gỉ sắt cây cốc (Puccinia graminis) gồm các chủng sinh lý không thể phân biệt được về hình thái nhưng khác nhau về tính gây bệnh trên cây ký chủ (vd một số chủng gây bệnh trên lúa mỳ nhưng không gây bệnh trên đại mạch và tiểu mach). Hiện nay, các ch ủng sinh học này đã được xác định là: • Puccinia graminis f.sp. tritici gây hại lúa mỳ (wheat) • P. graminis f. sp. avenae gây hại đại mạch (oat) • P. graminis f. sp. secalis gây hại tiểu mach (barley) 1902, H. M. Ward và 1915 E. C. Stakman: khi nghiên cứu bệnh gỉ sắt lúa mỳ đã ghi nhận phản ứng chết hoại rất nhanh trên mô lúa mỳ do n ấm và g ọi là “phản ứng siêu nhạy” (hypersensitive respond). 1964, Z Klement và đồng nghiệp ghi nhận rằng phản ứng siêu nhạy cũng xảy ra đối với sự tấn công do vi khuẩn bệnh cây. Chú ý năm 1972, ph ản ứng siêu nhạy cũng được phát hiện trên động vật và được gọi là ph ản ứng apoptosis. Apotosis hiện đang là lĩnh vực nghiên cứu rất h ấp d ẫn trong sinh học (y học, thú y học và bệnh cây, xem chương...) 2 1905, R. H. Biffen báo cáo rằng tính kháng bệnh gỉ sắt của 2 giống lúa mỳ (Michigan Bronze (S) và Rivet (R)) di truyền được theo luật Mendel. 1909, Orton, khi nghiên cứu bệnh héo Fusarium ( Fusarium oxysporum) trên bông, dưa hấu và đậu đã phân biệ ...