Danh mục

Miên man quê chị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.65 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhớ quê... Một buổi sáng chủ nhật tôi ngồi bật dậy trên võng với tay cuộn chiếc áo mưa rồi liền gọi xe hon-đa chạy một mạch xuống bến đò. Vẫn chưa ngớt mưa. Những cơn mưa nghịch mùa – mưa sớm – mưa làm tiêu tan nguyên vẹn một mùa nắng hạn cứ lắc rắc, dai dẳng suốt hơn một tiếng đồng hồ tôi ngồi đò tốc hành, và có nhiều lúc, mưa bay trắng xóa trên mặt sông, mặt đồng. Lần nầy, tôi không về thẳng Vàm Rạch Cui nơi tôi có miếng thổ cư nhỏ nhắn làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miên man quê chị Miên man quê chị TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THANHNhớ quê... Một buổi sáng chủ nhật tôi ngồi bật dậy trên võng với tay cuộn chiếc áo mưarồi liền gọi xe hon-đa chạy một mạch xuống bến đò.Vẫn chưa ngớt mưa. Những cơn mưa nghịch mùa – mưa sớm – mưa làm tiêu tan nguyênvẹn một mùa nắng hạn cứ lắc rắc, dai dẳng suốt hơn một tiếng đồng hồ tôi ngồi đò tốchành, và có nhiều lúc, mưa bay trắng xóa trên mặt sông, mặt đồng.Lần nầy, tôi không về thẳng Vàm Rạch Cui nơi tôi có miếng thổ cư nhỏ nhắn làm chỗyên nghỉ vĩnh viễn cho ba mẹ như thường lệ. Đò ghé bến Cái Giữa, tôi cuốc bộ thêm mộtchặng đường nhơ nhớp sình bùn, qua một nhà máy xay xát, thêm một cầu khỉ, tới nhà chịtôi.Chị Tám Bảnh của tôi và mấy đứa cháu đi đâu vắng cả. Ngôi nhà tường ba gian cửa đóngkín bưng. Xóm vắng lạ. Buộc lòng tôi phải đi vòng cửa sau rồi lội thẳng về phía hậuvườn. Và vừa ra khỏi mí vườn, tôi mới hay xóm đang có một việc hệ trọng: “Nhà nhàchống trả ốc bươu vàng! Người người đổ xô bắt ốc bươu vàng!” Trước mặt tôi ngườiđông nghịt; trẻ con, người lớn, người già nhộn nhịp như phiên chợ sớm. Chị tôi quần voáo vận, đầu đội chiếc nón lá bung vành, hai tay túm lấy miệng chiếc bao tải đựng gần đầyốc bươn bả vượt qua một vũng cạn. Chợt nhận ra tôi, chị lên tiếng: “Cậu Út Thắng về đóà! Điđò nào mà sớm bửng, hay vậy?” Tôi chưa kịp đáp, chị làm rơi tuột chiếc bao tảitrước khi lên bờ tiến thẳng về phía tôi. Không những một mình chị, lẽo đẽo sau lưng chịcòn có đứa cháu trai – thằng Trà và thêm một thằng Vĩnh Nhí ở xóm đê gần đập CáiGiữa. Ngoài mặt, hai đứa cháu xăng xốm mừng tôi về nhiều hơn chị. Tính chị bộc trực,khô khan từ thuở nhỏ. Chị nói thảng thốt: “Trời đất... sao cậu về lúc đông ken thế nầy?Lúc rảnh rang trước Tết trông cậu miết mà có thấy đâu. Cậu coi, đang dọn đất sạ giốngmà ốc thôi là ốc!...” Nói xong, chị đưa tay kéo sập chiếc nón lá xuống lưng. Mái tóc chịđiểm trắng. Một nốt ruồi chắp nơi đuôi mắt trái lộ rõ hơn. Chị gầy guộc so với năm ngoáinăm kia nhiều. Tôi trấn an chị: “Bữa nay rảnh em vô thăm chị và mấy đứa cháu một chútthôi; lát nữa gọi đò Rạch Ráng đi thẳng luôn về chợ”. Chị ngạc nhiên hỏi: “Bộ cậu Útkhông về Rạch Cui sao? Hay đã về dưới đó rồi mới trở lên Cái Giữa?” Tôi đáp để chị yêntâm: “Không. Em mới cúng Thanh Minh hôm trước đây mà”. Chị dần dà trên bờ rụôngvẻ ái ngại vì năm nay chị bận không về cúng Thanh Minh. Chị là người lo lắng cho ba mẹlúc còn sống vượt trội hơn anh chị em tôi. Nhất là mẹ, và nhất là đối với cái chết trôi sôngcủa mẹ, có một chuyện tôi đoán đến nay chị hãy còn ân hận, day dứt...Trong lúc chị Tám Bảnh và thằng cháu cực chẳng đã mới lật đật vào nhà vì chưa đứngbuổi làm đồng. Tôi nấn ná một lúc lâu trên bờ ruộng tò mò tìm kiếm một vật gây hại.Chính hắn! Chúng hiện lên lồ lộ dưới mặt nước, vo tròn như những hòn đất mạ vàng nhôlên với hai cọng râu giương dài ra phía trước thành hai cái vòi húc vào thân mạ mềm mại.Tôi lội thí mạng theo mép bờ và cúi xuống hốt hết những hòn đất mạ vàng trước mặt.Những con ốc nằm thu lu, lạnh tanh lạnh ngắt nhả ra những nắm mạ non cồm cộm tronglòng bàn tay tôi. Chính loại ốc nầy – ốc Pháp – có một lần thật may mắn cho tôi, từ CầnThơ, tôi mang nó về tới quê nhà! Vỏn vẹn có chín con được tôi bọc cẩn thận trong túilưới. Biếu cho những ai? Một thằng cháu con người chị thứ ba đang giữ thổ cư. Một anhNăm Hưng nghèo rớt mồng tơi nhưng hiền lành, tốt bụng. Người thứ ba chính là anh TưChạy – anh rể thứ Tám của tôi.Vì sự ngờ nghệch, ấu trĩ của mình nên về quê lần nầy tôi không hề hé răng với bất cứ aivề việc biếu xén nhầm một loài gây hại cách nay bốn năm năm. Tôi luôn áy náy. Nhưngchị Tám Bảnh của tôi có buông tha cho đâu. Chị bê hết chuyện ốc bươu vàng từ ngoàiruộng vào tới trong nhà. Cơn giận dữ âm ỉ lây lan đổ xuống hết cho thằng cháu tôi:“Cũng tại thằng Trà cháu cậu, một phần. Sáng mát trời ốc đi ăn, đằng nầy trưa trờ trưatrật nó mới thức dậy”. Chị nói giọng bỗ bã. Day sang Vĩnh Nhí,chị tiếp: “Mắc dịch thằngquỉ nầy, cứ rủ ren nhau theo gái tới bên kia sông lớn gần sáng mới về. Cậu coi tôi nhờ nóđược gì, thay vì nó theo ghe đánh cá ngoài biển để hai anh nó ở nhà tôi đỡ lo hơn”. Chịdừng. Không cần nhờ tới thằng Trà và Vĩnh Nhí, cũng không chịu để tôi phụ giúp mộttay, một mình chị lôi mấy bao ốc chết khô đổ xuống hố rác rồi lật đật vào nhà túm ngaybao tải ốc sống, tay buộc thắt miệng bao bằng sợi dây lạt dừa. Dáng chị nghiêng nghiêng,gập xuống, gương mặt trĩu nặng, căng căng với vẻ ưu tư, khổ sở. Giờ lâu sau thấy tôi lụclọi tìm mấy tờ Phụ san báo ảnh đưa cho Trà, cho Vĩnh,chị bước sấn tới hỏi: “ Cậu Út coibáo thường, cậu biết có loại thuốc nào trừ ốc bươu vàng không vậy?” Tôi như bị bắt bí,lắc đầu. May thay chị day sang chuyện khác, hỏi: “Vợ chồng thằng Tạo có mời cậu điđám cưới vợ cho con trai nó chưa vậy?” Không đợi tôi trả lời, chị tiếp: “Rồi mai mốt cậusẽ có thiệp mời. Còn chị, chị dứt khoát không đi ...

Tài liệu được xem nhiều: