Thông tin tài liệu:
Cận lâm sàng - CT (ưu thế trong chẩn đoán khối choán chỗ, nhồi máu, chảy máu, áp xe, não nước...); khó chẩn đoán trong bệnh lý hố sau, khoang sọ gần nền, vùng gần lỗ chẩm lớn vì hay có nhiễu xương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 3 Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 3IV) Cận lâm sàng - CT (ưu thế trong chẩn đoán khối choán chỗ, nhồi máu, chảy máu, áp xe,não nước...); khó chẩn đoán trong bệnh lý hố sau, khoang sọ gần nền, vùng gần lỗchẩm lớn vì hay có nhiễu xương. + ở BN MG: hình ảnh CT bình thường, nhưng nếu đau liên tục vàingày có thể thấy một vùng phù não nhưng không thấy ổ nhồi máu. + CH, TH, đau đầu chức năng cho hình ảnh CT bình thường. - XQ sọ thường: + Khi đã có CT mở cửa sổ xương thì không cần chụp XQ sọ quyước nữa. + Các tổn thương dễ thấy trên phim XQ sọ quy ước là: dãn yên, tổnthương xương, dị dạng sọ… - XQ cột sống cổ: + Đau vùng chẩm - cổ, vùng C1, C2 phải kiểm tra bằng phươngpháp chụp cắt lớp. - MRI: thường không cần thiết chỉ định cho mọi bệnh nhân đau dầu. + Ưu điểm: có ưu thế trong chẩn đoán các bệnh lý hố sau, biểu hiệnlỗ chẩm lớn rất rõ, phát hiện dị dạng chẩm - cổ tốt, và chẩn đoán các bệnh lý phầnmềm (tuỷ, phần mềm cổ), và cột sống cổ. - MRA (chụp động mạch cộng hưởng từ): dùng điều tra mạch máu tronghoặc ngoài sọ, chẩn đoán dị dạng mạch rất tốt và rất thích hợp trong chẩn đoánhuyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ. - AG: Hiếm dùng để chẩn đoán các chứng đau đầu không kèm theo tổn thươngkhu trú. Có lợi ích trong chẩn đoán tắc, hẹp mạch gây đau đầu. Cần tiến h ành AGđể chẩn đoán thông động - tĩnh mạch, phình mạch. Tuy nhiên theo quan điểm củađa số tác giả nếu chụp AG trong cơn đau đầu có thể gâycác tai biến nguy hiểm. - Chẩn đoán phóng xạ: dùng để chẩn đoán dò dịch não tuỷ. - Xét nghiệm dịch não tuỷ: dùng để loại trừ các bệnh thực thể. - Điện não đồ: hiếm có tác dụng trong chẩn đoán đau đầu, không có thayđổi đặc hiệu trong từng loại đau đầu. Có lợi trong chẩn đoán đau đầu có tổnthương thần kinh khu trú nhưng chẩn đoán hình ảnh cho kết quả bình thường và cólợi trong chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi ý thức.IV) Chẩn đoán4.1- Chẩn đoán lâm sàngNếu đau đầu là triệu chứng của 1 bệnh thì ta cần căn cứ vào nhiều triệu chứngkhác nhau cũng như căn cứ vào các chỉ tiêu cậm lâm sàng để chẩn đoán bệnh lýgốc. Trong trường hợp các chứng đau đầu nguyên phát, hầu hết các tác giả trên thếgiới đều khẳng định rằng vấn đề chẩn đoán chỉ dựa cơ bản vào lâm sàng mà thôi.Sau đây chúng tôi chỉ xin nêu tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của các chứng đauđầu nguyên phát do nguyên nhân mạch máu của IHS năm 1988.4.1.1- Tiêu chuẩn chẩn đoán Migren ở người lớn4.1.1.1- Migren có aura(Tên gọi cũ: MG cổ điển, MG mắt, MG dị cảm 1/2 người, MG liệt nửa người hoặcMG rối loạn ngôn ngữ)A- Có ít nhất 2 cơn MG đáp ứng tiêu chuẩn BB- Có ít nhất 3 trong số đặc điểm sau: - 1 hoặc nhiều triệu chứng aura (tự phục hồi hoàn toàn) biểu hiện rối loạnchức năng khu trú vỏ não hoặc thân não. - Có ít nhất 1 tiền triệu gần phát triển dần trong hơn 4 phút hoặc 2 triệuchứng aura xuất hiện kế tiếp nhau. - Không có triệu chứng aura kéo dài hơn 60 phút, nếu có nhiều hơn là 1triệu chứng aura thì thời gian kéo dài tăng lên tương ứng. - Đau đầu xuất hiện sau aura trước 1 giờ (cũng có thể xuất hiên trướchoặc cùng với triệu chứng aura).C- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguy ênnhân đau đầu khác. - Nếu bênh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xétnghiệm bổ trợ. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầutiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.4.1.1.2- Migren không có aura(Tên goi cũ: MG thông thường, đau 1/2 đầu giản đơn)A- Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn sau (B-C-D).B- Đau đầu kéo dài 4- 72 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kếtquả).C- Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau: - Đau 1 bên - Đau theo nhịp mạch - Cường độ vừa hoặc nặng (bứt dứt khó chịu, hoặc mất khả năng l àm cáccông việc thừơng ngày). - Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.D- Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau: - Buồn nôn và/ hoặc nôn - Sự ánh sáng và sợ tiếng động.E- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyênnhân đau đầu khác. - Nếu bênh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xétnghiệm bổ trợ thích hợp. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiênkhông liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.4.1.2- Tiêu chuẩn chẩn đoán Mig ...