Danh mục

Minhwa - Tranh dân gian Hàn Quốc

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 770.32 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi quốc gia đều có những những loại hình nghệ thuật đặc trưng. Ở lĩnh vực hội họa thì đó là mảng tranh dân gian. Tranh dân gian trong tiếng Hàn Quốc gọi là "minhwa", hoặc "sokhwa", "minjunghwa, "baekseonghwa". Những bức tranh này được treo rất nhiều trong các ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc, đặc biệt là nhà của những người dân thuộc tầng lớp lao động. Khi những người dân lao động bắt đầu có thu nhập và có thời gian, họ vẽ tranh "minhwa". Để hiểu hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống này của Hàn Quốc mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Minhwa - Tranh dân gian Hàn Quốc Minhwa - Tranh dân gian Hàn Quốc Bức tranh Eohaedo vẽ cá chép và mặt trời - Thể hiệnkhát vọng thành đạt, và còn mang thông điệp chúc mừng.(Thông Tin Hàn Quốc) - Mỗi quốc gia đều có những những loại hìnhnghệ thuật đặc trưng. Ở lĩnh vực hội họa thì đó là mảng tranh dân gian.Tranh dân gian trong tiếng Hàn Quốc gọi là minhwa, hoặcsokhwa, minjunghwa, baekseonghwa.Những bức tranh này được treo rất nhiều trong các ngôi nhà truyền thốngcủa Hàn Quốc, đặc biệt là nhà của những người dân thuộc tầng lớp lao động.Khi những người dân lao động bắt đầu có thu nhập và có thời gian, họ vẽtranh minhwa.Các bức tranh dân gian miêu tả rất nhiều chủ thể khác nhau trong cuộc sốngcủa người dân Hàn Quốc, như chim muông, động vật, cỏ cây, hoa lá và thậmchí là cả những giá sách và dụng cụ vẽ cũng như các vật dụng hàng ngàykhác. Các chủ thể trong bức tranh được vẽ rất nghiêm túc và tỉ mỉ. Nhữngước vọng của người dân lao động về một cuộc sống giàu sang phú quý vớicon cái đề huề cũng được phản ánh qua các bức tranh. Bức tranhsibjangsaengdo vẽ những loài vật tượng trưng cho sự trường tồn, trong khibức hwajodo - còn gọi là tranh chim và hoa - thì lại nói về tình nghĩa vợchồng. Các bức tranh vẽ trái cây, như là nho, lại thể hiện mong ước vềnhững đứa con khoẻ mạnh.Nhà nghiên cứu Kim Man-hee là một chuyên gia về thể loại tranh dân gian,ông đã dành cả đời cho việc nghiên cứu nghệ thuật. Năm 1996 ông được bổnhiệm làm trưởng phòng Phòng quản lý Văn hoá Tinh thần số 18 của Seoul.Công việc của ông là tái hiện những diện mạo văn hoá đã bị lãng quên củaHàn Quốc dựa trên những nghiên cứu lịch sử do chính ông đã tìm tòi, nghiêncứu qua những chuyến đi trên khắp mọi miền tổ quốc, từ khi còn trẻ. Nhà nghiên cứu Kim Man-heeSau khi tổ chức cuộc triển lãm với khoảng 300 tác phẩm nghệ thuật, ôngKim bắt đầu được chú ý với kiến thức sâu rộng về các loại hình nghệ thuật.Từ đó đến nay ông đã tổ chức hơn 40 triển lãm ở trong và ngoài nước vớihơn 3000 tác phẩm, và ông mong muốn được giới thiệu nhiều hơn nữa vềtranh dân gian Hàn Quốc. Vào tháng Giêng năm sau ông sẽ trưng bày Bứctranh địa ngục nhằm răn đe những người xấu.Ông Kim làm việc ở nhà và những sinh viên nghiên cứu về dòng tranh dângian thường xuyên ghé thăm để trao đổi, học hỏi.Bức tranh dân gian Jakhodo vẽ con hổ và con chim ác là.Bức Hwajodo vẽ hoa lá và đôi chim thể hiện tình nghĩa vợ chồng.Một bức tranh dân gian vẽ giá sách và nghiên bút.Nhà nghiên cứu tranh dân gian Kim Han-hee đang giải thích về bức tranh tái hiện lại không khí của ga Daejeon giữa khói lửa, trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra (1950-1953).Một bức tranh dân gian vẽ cảnh người phụ nữ gánh nước - Có thể học được nhiều điều về cuộc sống của cha ông qua những bức tranh như thế này.Bức tranh vẽ cảnh trừng phạt tù nhân - Người xem có thể hiểu được phần nào về hệ thống pháp luật cổ xưa.Bức tranh tái hiện lại nhiều loại hình giao thông vận tải giúp người xem hiểu về qúa trình phát triển giao thông vận tải của Hàn Quốc. Ông Kim làm việc cẩn thận và tỉ mỉ trên những bức tranh dân gian.Ông Kim và một sinh viên đang trao đổi về những bức tranh dân gian.Bức Sibjangsaengdo thể hiện khát vọng về sự trường tồn. (Theo Korea Times)

Tài liệu được xem nhiều: