Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 711.89 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên quốc gia nhận vốn trở thành một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Một trong những khía cạnh được khai thác rất nhiều là việc đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, và năng suất của một quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TÍNH BỀN VỮNG TRONG TĂNG TRƢỞNG TẠI VIỆT NAM TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên quốc gia nhận vốn trở thành một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Một trong những khía cạnh được khai thác rất nhiều là việc đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, và năng suất của một quốc gia. Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra các bằng chứng về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng (Alfaro, 2004; Bruno Cipollina, 2017; Kokko, 1994; Mencinger, 2003, Rojec Knell, 2017). Tuy nhiên, cái giá của tăng trưởng và phát triển do FDI mang lại cũng phải đánh đổi bằng những bất ổn mà nguồn vốn này có thể gây ra cho một quốc gia. Một trong những vấn đề liên quan tới tác động tiêu cực của FDI đó chính là môi trường. Bao et al. (2011), He(2008) và Yang et al. (2013) đã cung cấp các bằng chứng chỉ mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI và việc suy giảm môi trường tại Trung Quốc. Các bằng chứng về tác động của FDI lên môi trường ở các quốc gia khác cũng được nghiên cứu, ví dụ như Antweiler et al. (2001), Kheder (2010), hoặc Pazienza (2015). Bên cạnh các vấn đề liên quan tới môi trường, tác động xã hội của FDI, ví dụ như vấn đề phúc lợi hay vấn đề bất bình đẳng, cũng cần phải được khai thác (Figini Gorg, 2011). Tuy nhiên, khác với những nghiên cứu về tác động của FDI lên môi trường, các học giả lại chưa đồng nhất trong kết luận về chiều tác động xã hội của FDI. Một mặt, Atiken, Harrison và Lisey (1996), Feenstra và Hanson (1997), và Velde (2003) gợi ý rằng FDI có thể gây ra sự bất bình đẳng trong mức lương nhận được giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Mặt khác, Jensen và Rosas (2007) lại cung cấp những bằng chứng ngược lại khi chi ra rằng vốn FDI có thể làm tăng cầu với lao động có trình độ thấp, từ đó làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập. Ở một nhánh khác, các học giả đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và mức lương tương đối (Aghion Howitt, 1998; Figini Gorg, 1999; và Taylor Driffield, 2005). Nhìn chung, lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm đã thừa nhận tác động của FDI lên môi trường và vấn đề bất bình đẳng của một quốc gia bên cạnh tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm mới dừng lại ở việc đánh giá tác động của FDI lên từng khía cạnh một cách riêng rẽ thay vì việc đánh giá một cách đồng thời lên cả ba mặt. Trong khi ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội (thông qua nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng) đóng vai trò quan trọng trong phân tích về tính bền vững trong tăng trưởng của một quốc gia. Việc bỏ qua phân tích đánh giá tác động FDI đồng thời nên cả ba khía cạnh có thể không phản ánh một cách toàn diện về tác động của FDI. Nói cách khác, lợi ích và chi phí của việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải phân tích đồng thời. 56 Tại Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu từ năm 1986 đã đem lại những thay đổi mạnh mẽ cả về mặt kinh tế và xã hội. Tính chung cho cả giai đoạn từ 1990-2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân khoảng gần 7 1. Cơ cấu nền kinh tế cũng ghi nhận những thay đổi quan trọng. Thay vì phụ thuộc ngành nông nghiệp như trước đây, ngành công nghiệp và dịch vụ từng bước vươn lên trở thành ngành quan trọng có tỷ trọng GDP cao nhất (với tương ứng 32.7 và 40.1 2). Hình 1: Thống kê FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hơn nữa, Việt Nam đã từng bước xây dựng chính sách mở của, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quá trình thu hút vốn FDI được mô tả cụ thể như trong Hình 1. Nhìn chung, nguồn vốn FDI đăng ký tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong năm 2008. Sự gia tăng nguồn vốn FDI này có vai trò rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam đã khẳng định điều này. Cụ thể, tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực được kiểm nghiệm trong một số nghiên cứu thực nghiệm như Freeman (2000), Hoa (2002) và Mại (2003). Bằng việc so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn 1979-2002, Hường và Nhượng (2003) đã đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện quá trình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Bện cạnh tác động tích cực của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng, Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức to lớn. Cụ thể, việc gia tăng 1 Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7.6 /năm. Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7.26 /năm, trong khi giai đoạn 2011-2015, GDP đạt khoảng 6 /năm. Đến năm 2016, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 217 tỷ USD. Nguồn: Tổng cục thống kê. 2 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015. 57 nguồn vốn FDI có thể gây ra những hệ quả xấu tới môi trường (Võ Trí Thành, 2012) hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống (McLaren Yoo, 2016). Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về đánh tác động của FDI lên môi trường và xã hội tại Việt Nam. Mặt khác, việc phân tích tác động FDI tới sự bền vững trong tăng trưởng thông qua việc phân tích đồng thời cả ba khía cạnh: tăng trưởng, môi trường, và xã hội với một nước đang phát triển như Việt Nam sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cũng như hàm ý chính sách vô cùng quan trọn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TÍNH BỀN VỮNG TRONG TĂNG TRƢỞNG TẠI VIỆT NAM TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên quốc gia nhận vốn trở thành một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Một trong những khía cạnh được khai thác rất nhiều là việc đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, và năng suất của một quốc gia. Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra các bằng chứng về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng (Alfaro, 2004; Bruno Cipollina, 2017; Kokko, 1994; Mencinger, 2003, Rojec Knell, 2017). Tuy nhiên, cái giá của tăng trưởng và phát triển do FDI mang lại cũng phải đánh đổi bằng những bất ổn mà nguồn vốn này có thể gây ra cho một quốc gia. Một trong những vấn đề liên quan tới tác động tiêu cực của FDI đó chính là môi trường. Bao et al. (2011), He(2008) và Yang et al. (2013) đã cung cấp các bằng chứng chỉ mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI và việc suy giảm môi trường tại Trung Quốc. Các bằng chứng về tác động của FDI lên môi trường ở các quốc gia khác cũng được nghiên cứu, ví dụ như Antweiler et al. (2001), Kheder (2010), hoặc Pazienza (2015). Bên cạnh các vấn đề liên quan tới môi trường, tác động xã hội của FDI, ví dụ như vấn đề phúc lợi hay vấn đề bất bình đẳng, cũng cần phải được khai thác (Figini Gorg, 2011). Tuy nhiên, khác với những nghiên cứu về tác động của FDI lên môi trường, các học giả lại chưa đồng nhất trong kết luận về chiều tác động xã hội của FDI. Một mặt, Atiken, Harrison và Lisey (1996), Feenstra và Hanson (1997), và Velde (2003) gợi ý rằng FDI có thể gây ra sự bất bình đẳng trong mức lương nhận được giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Mặt khác, Jensen và Rosas (2007) lại cung cấp những bằng chứng ngược lại khi chi ra rằng vốn FDI có thể làm tăng cầu với lao động có trình độ thấp, từ đó làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập. Ở một nhánh khác, các học giả đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và mức lương tương đối (Aghion Howitt, 1998; Figini Gorg, 1999; và Taylor Driffield, 2005). Nhìn chung, lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm đã thừa nhận tác động của FDI lên môi trường và vấn đề bất bình đẳng của một quốc gia bên cạnh tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm mới dừng lại ở việc đánh giá tác động của FDI lên từng khía cạnh một cách riêng rẽ thay vì việc đánh giá một cách đồng thời lên cả ba mặt. Trong khi ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội (thông qua nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng) đóng vai trò quan trọng trong phân tích về tính bền vững trong tăng trưởng của một quốc gia. Việc bỏ qua phân tích đánh giá tác động FDI đồng thời nên cả ba khía cạnh có thể không phản ánh một cách toàn diện về tác động của FDI. Nói cách khác, lợi ích và chi phí của việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải phân tích đồng thời. 56 Tại Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu từ năm 1986 đã đem lại những thay đổi mạnh mẽ cả về mặt kinh tế và xã hội. Tính chung cho cả giai đoạn từ 1990-2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân khoảng gần 7 1. Cơ cấu nền kinh tế cũng ghi nhận những thay đổi quan trọng. Thay vì phụ thuộc ngành nông nghiệp như trước đây, ngành công nghiệp và dịch vụ từng bước vươn lên trở thành ngành quan trọng có tỷ trọng GDP cao nhất (với tương ứng 32.7 và 40.1 2). Hình 1: Thống kê FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hơn nữa, Việt Nam đã từng bước xây dựng chính sách mở của, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quá trình thu hút vốn FDI được mô tả cụ thể như trong Hình 1. Nhìn chung, nguồn vốn FDI đăng ký tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong năm 2008. Sự gia tăng nguồn vốn FDI này có vai trò rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam đã khẳng định điều này. Cụ thể, tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực được kiểm nghiệm trong một số nghiên cứu thực nghiệm như Freeman (2000), Hoa (2002) và Mại (2003). Bằng việc so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn 1979-2002, Hường và Nhượng (2003) đã đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện quá trình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Bện cạnh tác động tích cực của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng, Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức to lớn. Cụ thể, việc gia tăng 1 Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7.6 /năm. Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7.26 /năm, trong khi giai đoạn 2011-2015, GDP đạt khoảng 6 /năm. Đến năm 2016, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 217 tỷ USD. Nguồn: Tổng cục thống kê. 2 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015. 57 nguồn vốn FDI có thể gây ra những hệ quả xấu tới môi trường (Võ Trí Thành, 2012) hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống (McLaren Yoo, 2016). Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về đánh tác động của FDI lên môi trường và xã hội tại Việt Nam. Mặt khác, việc phân tích tác động FDI tới sự bền vững trong tăng trưởng thông qua việc phân tích đồng thời cả ba khía cạnh: tăng trưởng, môi trường, và xã hội với một nước đang phát triển như Việt Nam sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cũng như hàm ý chính sách vô cùng quan trọn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Nguồn vốn FDI Đổi mới kinh tế Chính sách thu hút FDI Mô hình tăng trưởng kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 350 0 0
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 269 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 217 0 0 -
6 trang 202 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
6 trang 174 0 0
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 173 0 0 -
3 trang 170 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 165 0 0