Danh mục

Mô hình đánh giá tác động của thuế quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích khung lý thuyết về một số mô hình được sử dụng để phân tích tác động của việc điều chỉnh tỷ suất thuế quan (nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) đến hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa trong một nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đánh giá tác động của thuế quan đến xuất và nhập khẩu hàng hóa MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN ĐẾN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA MODEL FOR ASSESSING THE IMPACT OF TARIFFS ON EXPORTS AND IMPORTS PGS,TS. Phan Thế Công Trường Đại học Thương mại Nguyễn Đoan Trang Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tưTóm tắtTừ khóa: Mô hình GTAP; Mô hình CGE; Thuế quan; Xuất nhập khẩu; Bảo hộ mậu dịch.Abstract In addition to the generation of new generation of free trade agreements, the trendof trade protectionism has also begun to emerge in some economies. These mixed trendshave a great influence on each nations trade, especially open economies like Vietnam.Many researchers have been looking for tools and models to analyze the impact of tradeprotection instruments on imports and exports. The paper reviews some empirical modelsused by researchers to assess the impact of tariffs on imports and exports. The paperexplores the applicability of GTAP model to assess the impact of tariffs on exports andimports in Vietnam.Keywords: GTAP model; CGE model; Tariffs; Imports and Exports; Protectionism.1. Đặt vấn đề Với môi trường chính trị như hiện nay, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đãđưa ra nhận định rằng con đường phía trước của tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ nhiềukhó khăn và thách thức. Trong đó, tự do hóa thương mại là việc dỡ bỏ các hàng rào thuếquan và phi thuế quan để làm cho luồng hàng hoá và dịch vụ di chuyển từ nước này sangnước khác được thuận lợi hơn. Tự do hóa thương mại trước hết nhằm mở rộng thị trườngxuất khẩu của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoàidễ dàng xâm nhập vào. Các biện pháp để mở rộng tự do hóa thương mại quốc tế bao gồm 284việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương về thương mại và kinh tế; tham giavào khu vực mậu dịch tự do và tổ chức thương mại quốc tế; chủ động xây dựng lộ trình cắtgiảm thuế quan và phi thuế quan theo các cam kết; điều chỉnh chính sách hỗ trợ xuất nhậpkhẩu như chính sách về đầu tư, tỷ giá hối đoái, tín dụng theo chiều hướng nới lỏng sự canthiệp của nhà nước; hình thành các thể chế thương mại phù hợp với chuẩn mực và thông lệquốc tế. Quá trình này gắn liền với các biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữacác quốc gia. Lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy trao đổi, buôn bán,phát huy lợi thế so sánh của các nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệuquả sử dụng các nguồn lực. Đối với người tiêu dùng (bao gồm cả những nhà nhập khẩunguyên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa), tự do hóa thương mại sẽ tạo cho họ cơ hội lựachọn hàng hóa tốt hơn với giá hợp lý hơn. Xu hướng tự do hóa thương mại đã góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa và thương mạiquốc tế phát triển nhanh chóng. Gần đây, bên cạnh sự ra đời của các hiệp định thương mạitự do thế hệ mới, xu hướng bảo hộ thương mại cũng bắt đầu nổi lên ở một số quốc gia/nềnkinh tế. Những xu hướng trái chiều đan xen nhau này có ảnh hưởng lớn tới thương mại củamỗi quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Trong khi tíchcực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, ViệtNam cũng đối mặt với sức ép bảo hộ từ bên ngoài. Bảo hộ thương mại hay tự do hóathương mại có nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào các mức thuế mà mỗi nước ápđặt/cắt giảm với các đối tác thương mại. Do vậy cần có các mô hình định lượng để đánhgiá chính xác tác động của việc cắt giảm thuế quan tới mỗi nước khi tham gia vào các FTAhay tác động của việc dựng lên các rào cản phi thuế quan mới đối với xuất nhập khẩu củamỗi quốc gia. Ngoài việc lượng hóa tác động chung của thuế quan lên toàn bộ nền kinh tế,các mô hình cũng cần đánh giá được tác động cụ thể theo từng ngành, sản phẩm để có thểđưa ra các hàm ý chính sách đầy đủ và hiệu quả hơn. Việc một số quốc gia sử dụng cácbiện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ thương mại đang ngày càng gia tăng.Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường đượcxếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chínhsách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Một bài viết của Phạm Sỹ Thành và IMF (2019) cho thấy thương chiến ít tác độngđến cán cân thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung (nửa đầu năm nay Trung Quốc vẫnthặng dư 30,2 tỉ đô la Mỹ), tác động cũng ít lên kinh tế Trung Quốc (giảm khoảng 0,2-0,5% GDP) và thuế quan chủ yếu do các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ “gánh chịu”. Đồngthời thuế quan cũng chưa làm tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả hai nước. Có thể thấy, ngaycả khi thuế ...

Tài liệu được xem nhiều: