Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI DU LỊCH NÔNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG XANH VÀ BỀN VỮNG TẠI VÙNG TÂY BẮC Trương Thị Luân, Hoàng Xuân Trọng Trường Đại học Tây Bắc Email: tronghx@utb.edu.vn Tóm tắt: Các tỉnh vùng Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch (DL) gắn với nông nghiệpvới những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đất đai rộng lớn màu mỡ, khí hậu mát mẻ, tài nguyên DL nhân văn, có nhiềusản vật, đặc sản địa phương. Bài viết dựa trên phân tích vận dụng lý thuyết về mô hình DL bền vững và liên kết chuỗigiá trị để phát triển vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nhằm tạo nên những sản phẩm DLnông nghiệp và tour tuyến DL đặc trưng vùng Tây Bắc. Từ khoá: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, phát triển biền vững, vùng Tây Bắc.1. GIỚI THIỆU Thời gian qua, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Bắc gồm Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, YênBái, Lào Cai đã có các cơ chế, chính sách khuyến khích và bước đầu đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp, cộngđồng người dân cung cấp các dịch vụ DL gắn với tham quan và thưởng thức sản phẩm từ nông nghiệp. Tuy nhiên,các hoạt động DL nông nghiệp còn đang phân tán, chưa tạo nên những sản phẩm và tour tuyến DL đặc trưng vùngTây Bắc cũng như chưa tạo nên chuỗi giá trị DL nông nghiệp có giá trị gia tăng cao thoả mãn tốt nhất nhu cầu củakhách hàng. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất mô hình DL cộng đồng gắn với DL nôngnghiệp theo định hướng xanh và bền vững, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường vùng Tây Bắc.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống dựa trên các kết quả nghiên cứu đã công bố liênquan trực tiếp đến chủ đề như các lý thuyết về mô hình DL bền vững, chuỗi giá trị, nghiên cứu các thành phần chủthể tham gia mô hình gồm cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; phân tích, đánh giá vai trò củacác thành phần tham gia trong việc tạo ra giá trị gia tăng tốt nhất cung ứng sản phẩm DL nông nghiệp cho kháchDL; qua phương pháp nghiên cứu các báo cáo, số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước để xác định quy trình pháttriển và vận hành mô hình DL nhằm hướng tới phát triển xanh và bền vững.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1. Các thành tố của mô hình Để biến tài nguyên DL thành sản phẩm DL giá trị và nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng hiện có, mô hình DLbền vững gồm 3 thành tố chính: (a) Du khách mục tiêu: được phân đoạn, lựa chọn và định vị thị trường; (b) Cácbên thực hiện cung ứng giá trị: Nhà nước, doanh nghiệp, dân cư; (c) Sản phẩm DL bền vững: được lựa chọn từ tàinguyên DL đặc trưng hấp dẫn riêng có tại bản. Mô hình trên cho thấy, xuất phát từ du khách mục tiêu là trung tâm của mô hình, các bên tham gia sẽ lựa chọnnhững tài nguyên DL hấp dẫn khác biệt để tạo thành sản phẩm DL bền vững thoả mãn nhu cầu của du khách.Qua từng khâu của quá trình tạo ra và cung ứng sản phẩm, giá trị của sản phẩm DL sẽ gia tăng thêm.a. Du khách mục tiêu Khác với DL đại chúng, phát triển DL cộng đồng bền vững cần cân đối sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, môitrường và văn hóa cũng như tính đến khả năng tải của điểm đến nên địa phương cần xác định những nhóm kháchhàng ưu tiên để tập trung tìm hiểu rõ những nhu cầu mong muốn thực sự của họ và cung ứng sản phẩm DL bềnvững phù hợp nhất, tạo ra lượng khách ổn định quanh năm.478 Trương Thị Luân, Hoàng Xuân Trọng Tài nguyên DL - Tài nguyên DL tự nhiên - Tài nguyên DL văn hoá Các thể chế đảm bảo phát triển DL theo hướng xanh và bền vững Chính quyền địa phương * Cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng * Các ngành dịch vụ * Chính trị, an ninh * Đào tạo nguồn nhân lực * Các điểm đến DL, các sự kiện * Quảng bá điểm đến Doanh nghiệp Cộng đồng dân cư * Lưu trú * Sản phẩm lưu niệm * Vận chuyển Du khách * Các dịch vụ quy mô nhỏ * Lữ hành * Trao đổi văn hoá * Ăn uống * Phát triển làng nghề * Dịch vụ DL khác Các sản phẩm DL chủ đạo * DL cộng đồng * DL nông nghiệp * DL văn hoá, sinh thái * DL nghỉ dưỡng, thể thao (Nguồn: Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Quốc Việt (2012) có hiệu chỉnh)b. Các bên thực hiện cung ứng giá trị Chính quyền địa phương: Ban hành cơ chế chính sách định hướng và thúc đẩy phát triển DL, xá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch cộng đồng Du lịch nông nghiệp Phát triển du lịch bền vững Du lịch vùng Tây Bắc Sản phẩm du lịch nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 323 0 0 -
4 trang 216 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 167 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
112 trang 145 1 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Du lịch cộng đồng của người Giáy ở Tả Van – SaPa – Lào Cai
91 trang 100 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phát huy dân ca hò, ví, dặm thu hút du lịch cộng cồng ở Nghệ An
8 trang 96 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn
13 trang 61 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN
10 trang 50 0 0 -
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo ở tỉnh Phú Yên
12 trang 50 0 0 -
Đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển du lịch bền vững ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
11 trang 49 0 0