Mô hình giám sát hệ thống tài chính ngân hàng hợp nhất nghiên cứu điển hình tại Singapore và gợi ý cho Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình giám sát hệ thống tài chính ngân hàng hợp nhất nghiên cứu điển hình tại Singapore và gợi ý cho Việt Nam HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HỢP NHẤT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI SINGAPORE VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM Tạ Thu Hồng Nhung, ThS. Nguyễn Nhi Quang Trường Đại học Ngân hàng, TP Hồ Chí Minh nguyennhiquang@gmail.com TÓM TẮT Trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta không còn tin tưởng hoàn toàn vào sự phát triển “bong bóng” của thị trường tài chính. Thêm vào đó, các trung gian tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán) đang dần mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, vai trò của hoạt động giám sát hệ thống tài chính ngân hàng được nâng lên một tầm cao mới. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế vấn đề lựa chọn một mô hình giám sát tài chính ưu việt, phù hợp cho mỗi quốc gia nhằm tránh được những lỗ hổng của thị trường tài chính. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Việt Nam nên áp dụng mô hình giám sát tài chính nào cho phù hợp? Sự lựa chọn lý tưởng nhất được nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất, đó là giám sát hệ thống tài chính ngân hàng theo mô hình hợp nhất. Thông qua việc nghiên cứu một trường hợp điển hình mô hình giám sát tài chính tại Singapore bằng phương pháp nghiên cứu mô tả, phân tích, thống kê và dự báo, nhóm tác giả đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình giám sát hệ thống tài chính ngân hàng hợp nhất nhằm hướng đến mục tiêu ngăn chặn những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế. Từ khóa: Giám sát ngân hàng, mô hình giám sát tài chính hợp nhất, Ngân hàng trung ương Singapore 1. Xu hướng hình thành mô hình giám sát hệ thống tài chính ngân hàng hợp nhất trên thế giới 1.1. Khái niệm Giám sát tài chính là việc giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động của thị trường tài chính trên ba lĩnh vực chủ yếu: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Trong đó, ngân hàng là định chế tài chính chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trên thị trường tài chính. Có lẽ vì thế nên thuật ngữ “hệ thống tài chính ngân hàng” đã trở nên khá quen thuộc trong nghiên cứu và trao đổi thông tin. Mô hình giám sát hệ thống tài chính ngân hàng (hay mô hình giám sát tài chính) là một cấu trúc có tính hệ thống bao gồm nhiều thành tố tương tác qua lại với nhau, hướng đến mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính. Trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia vận dụng những mô hình giám sát tài chính khác nhau tùy thuộc tình hình cụ thể của nước mình. Hiện nay, trên thế giới có bốn mô hình giám sát tài chính phổ biến, đó là mô hình giám sát theo đặc điểm thể chế; mô hình giám sát theo chức năng; mô hình giám sát lưỡng đỉnh và mô hình giám sát hợp nhất. Trong đó, mô hình giám sát tài chính hợp nhất đang ngày càng trở nên rõ nét trên phạm vi toàn cầu. Mô hình giám sát tài chính hợp nhất là mô hình chỉ tồn tại một cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các định chế trung gian và toàn bộ thị trường tài chính thuộc ba lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Đây là mô hình phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống tài chính với lợi thế chi phí hoạt động thấp. Mô hình này bao gồm hai loại: hợp nhất hoàn toàn và hợp nhất một phần. Mô hình giám sát hợp nhất hoàn toàn chỉ bao gồm một cơ quan giám sát duy nhất, thực hiện việc giám sát toàn bộ ngành dịch vụ tài chính và thị trường vốn. Trong mô hình giám sát hợp nhất từng phần, cơ quan giám sát tài chính thực hiện giám sát 2 trên 3 lĩnh vực, ví dụ như giám sát hai lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm; hoặc Ngân hàng trung ương thực hiện giám sát các ngân hàng, và một tổ chức độc lập khác thì thực hiện giám sát các tổ chức tài chính phi ngân hàng và thị trường vốn. 335 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mô hình giám sát tài chính hợp nhất hướng đến mục tiêu giám sát thận trọng bao gồm: giám sát an toàn vĩ mô (đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ hệ thống tài chính); giám sát ổn định vi mô (đảm bảo sự ổn định cho mỗi thành viên tham gia thị trường); giám sát hoạt động kinh doanh của các định chế tài chính nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường. 1.2. Ưu nhược điểm của mô hình giám sát hệ thống ngân hàng hợp nhất Ưu điểm lớn nhất của mô hình giám sát hợp nhất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt đối với việc giám sát chéo các tập đoàn tài chính đa năng. Với một cơ quan giám sát duy nhất, hiệu quả điều phối sẽ gia tăng và các chức năng trùng lắp sẽ giảm bớt, đồng thời những sai lệch và sự chồng chéo trong việc cung cấp, truyền tải và xử lý thông tin được hạn chế khi tất cả các hoạt động được tập trung về một đầu mối. Bên cạnh đó, mô hình này còn phát huy những lợi ích kinh tế nhờ quy mô do chi phí hành chính cho hoạt động giám sát được giảm đáng kể. Giám sát tài chính theo mô hình hợp nhất góp phần giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động giám sát các ngành thuộc lĩnh vực tài chính một cách hiệu quả, đồng thời giúp cơ quan giám sát phản ứng nhanh hơn trước xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính cũng như sự ra đời các sản phẩm dịch vụ tài chính mới. Mô hình giám sát hợp nhất tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngành thuộc lĩnh vực tài chính, góp phần đảm bảo công bằng cho các thành viên tham gia thị trường. Với sự nhất quán trong việc ban hành các quy định và thực thi giám sát của cơ quan giám sát hợp nhất, những khác biệt về quy định, c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giám sát ngân hàng Mô hình giám sát tài chính Ngân hàng trung ương Singapore Thị trường tài chính Phát triển hệ thống tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
2 trang 517 13 0
-
2 trang 354 13 0
-
293 trang 304 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 156 1 0 -
88 trang 128 1 0
-
Blockchain – khởi nguồn của một nền kinh tế mới: lời mở đầu
93 trang 118 0 0 -
2 trang 100 0 0
-
Thị trường bảo hiểm Việt Nam: sự phát triển, cơ hội và thách thức
8 trang 92 0 0 -
13 trang 82 0 0
-
212 trang 70 0 0
-
Giáo trình Tài chính tín dụng: Phần 1 - ThS. Huỳnh Kim Thảo
29 trang 68 0 0 -
Bài giảng Tổng quan tài chính-tiền tệ - PGS.TS. Sử Đình Thành
42 trang 68 1 0 -
Kinh tế vĩ mô và những câu chuyện ngắn (Tập 1): Phần 2
59 trang 68 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng ACB giai đoạn 2008 – 2012
29 trang 67 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính NH TMCP Techcombank giai đoạn 2008 - 2012
34 trang 57 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận tiền mã hóa tại Việt Nam
16 trang 56 0 0 -
Chuyên đề 5: Thị trường vốn trong hệ thống tài chính - Dr. Nguyễn Thị Lan
27 trang 54 0 0 -
Trắc nghiệm - Cơ bản về thị trường chứng khoán - Đề số 8
5 trang 54 1 0