Danh mục

Mô hình hóa SOA: Phần 1

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 498.69 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình hóa SOA: Phần 1: Xác định dịch vụ Jim Amsden, Chuyên viên kỹ thuật cao cấp, IBM Tóm tắt: Bài viết này là bài viết đầu tiên trong năm bài viết về phát triển phần mềm dựa trên kiến trúc định hướng dịch vụ (SOA). Nó giới thiệu cách sử dụng các mô hình UML được mở rộng cùng với Software Service Profile® để thiết kế một giải pháp SOA được kết nối tới các yêu cầu công việc, nhưng không phụ thuộc vào các giải pháp thực hiện. Tác giả miêu tả các mục tiêu, mục đích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình hóa SOA: Phần 1 Mô hình hóa SOA: Phần 1: Xác định dịch vụ Jim Amsden, Chuyên viên kỹ thuật cao cấp, IBM Tóm tắt: Bài viết này là bài viết đầu tiên trong năm bài viết về phát triển phần mềm dựa trên kiến trúc định hướng dịch vụ (SOA). Nó giới thiệu cách sử dụng các mô hình UML được mở rộng cùng với Software Service Profile® để thiết kế một giải pháp SOA được kết nối tới các yêu cầu công việc, nhưng không phụ thuộc vào các giải pháp thực hiện. Tác giả miêu tả các mục tiêu, mục đích của công việc và các quá trình công việc được tiến hành để đạt được mục tiêu đó, và giải thích cách sử dụng các quá trình để xác định dịch vụ liên quan đến công việc cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu được đưa ra. Mô hình phát triển SOA như thế nào Sức mạnh của SOA nằm ở khả năng cho phép công việc được nhanh chóng thông qua quá trình tích hợp và tái sử dụng công việc. SOA đạt được việc này bằng hai cách: Đưa ra các giải pháp đã được cấu trúc xung quanh các dịch vụ có thể sử dụng lại, tóm lược các khả năng công dụng được tách ra từ việc thực thi; và cung cấp các điều kiện thích hợp để quản lý các điểm liên quan đến nhau giữa các tính năng. Mô hình có thể được sử dụng làm cầu nối các ngăn cách giữa các yêu cầu công việc và một giải pháp dựa trên dịch vụ được triển khai. Mô hình SOA đưa ra mức mô tả kiểu ký tự cho phép bạn tập trung vào dịch vụ công việc. Các cách tiếp cận phát triển dựa trên mô hình có thể được sử dụng để phát sinh ra các tiến trình SOA bằng cách sử dụng nền tảng như nền tảng Java™ 2, phiên bản doanh nghiệp (J2EE) hoặc IBM® CICS® mà đáp ứng các mục tiêu chức năng và phi chức năng khi giúp các tác vụ được nhanh chóng. Thuật ngữ Kiến trúc định hướng dịch vụ (SOA) có một vài ý nghĩa. Người dùng thực tế thường sử dụng SOA để xác định một kiểu kiến trúc và miêu tả một hạ tầng công nghệ thông tin thông dụng, cho phép hệ thống công nghệ thông tin đã được xây dựng sử dụng kiểu kiến trúc đó để hoạt động. Đây là những viễn cảnh tập trung vào công nghệ rất hữu dụng nhưng như thế là chưa đủ. Để đạt được tiềm năng của nó, một hạ tầng công nghệ thông tin dựa vào SOA (từ đây gọi đơn giản là SOA) nên liên quan đến các công việc, do vậy được định hướng bởi công việc và được thực thi để hỗ trợ công việc. Chúng ta cần một cách thức thiết kế các giải pháp SOA mà kết nối với các yêu cầu công việc chúng thoả mãn. Điều này sẽ khó thực thi nếu các yêu cầu công việc được đưa ra như là một danh mục đơn giản các mục yêu cầu và mức tóm tắt của SOA được ghi lại trong một số tài liệu XML mà miêu tả một nhóm các dịch vụ mạng. Cái chúng ta cần là cấu hình hoá các yêu cầu công việc và đưa ra mức tóm tắt sao cho SOA có thể tương đồng hơn nữa với các công việc dịch vụ, và các dịch vụ này sẽ đáp ứng mục tiêu và mục đích công việc như thế nào. Điều này gắn kết giải pháp đã được triển khai với giá trị công việc dự kiến. Cùng lúc đó, chúng ta cần chia tách các vấn đề liên quan đến công việc ra khỏi sự tiến triển các nền tảng SOA mà hỗ trợ chúng. Mô hình và phát triển dựa trên mô hình (MDD) có thể giúp đạt được các mục tiêu này. Các mô hình cho phép chúng ta tóm gọn các chi tiết trong lúc thực thi và tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng đến quyết định kiến trúc. Ở khía cạnh nào đó, cách tiếp cận chúng ta đang miêu tả áp dụng một trong các nguyên lý căn bản của SOA để phát triển các giải pháp SOA; chia tách các nghi ngại và giảm các sự kết hợp. Bây giờ, chúng ta tách rõ ràng các công việc và trách nhiệm của các nhà phân tích công việc với các nhân viên công nghệ thông tin. Thông thường, nhân viên phân tích công việc sẽ tập trung vào yêu cầu hoạt động và cấu trúc công việc cần thiết để đáp ứng mục tiêu và mục đích công việc, điều mà đạt được một số tầm nhìn xa của công việc. Thường thường, họ không quan tâm (hoặc không đủ kỹ năng cần thiết để xử lý) đến những vấn đề của công nghệ thông tin như tái sử dụng, sự gắn kết và kết nối, phân phối, bảo mật, sự bền bỉ, tích hợp dữ liệu, sự trùng hợp, khôi phục hư hỏng, v.v.. Hơn nữa, các công cụ mô hình của quá trình công việc thường không đủ năng lực cần thiết để xác định các vấn đề này, và nếu nó có đủ năng lực, nó có thể cũng không phải là công cụ hiệu quả cho các nhân viên phân tích công việc. Loạt bài viết liên quan đến mô hình SOA Loạt bài viết này đưa ra cách sử dụng mô hình UML được mở rộng với phần mềm IBM® Software Service Profile (Hiện trạng Dịch vụ) để thiết kế một giải pháp SOA được liên kết với các yêu cầu công việc, nhưng độc lập với thực thi giải pháp. Nhìn chung là dễ dàng để hiểu các khái niệm bằng cách theo dõi các ví dụ súc tích, điển hình và hoàn chỉnh. Đó chính là cách chúng tôi tiếp cận ở đây. Chúng ta không dành nhiều thời gian cho các chi tiết của UML, mà thay vào đó, sẽ tập trung vào cách chúng ta sử dụng UML như thế nào để thiết kế và phát triển. Mặc dù loạt bài viết này về các giải pháp dịch vụ mạng từ các mô hình SOA, chúng ta bắt đầu bằng cách tập trung vào mục tiêu và mục đích công việc mà chúng ta cố gắng đạt được, vì vậy chúng ta truyền đạt các giải pháp vững vàng về đạt được giá trị đối với công việc. Sau đó, chúng ta khảo sát một quy trình công việc mà đưa ra mô hình chúng ta phải làm gì trong công việc để đạt được các mục tiêu. Điều này cung cấp các yêu cầu chức năng công việc mà giải pháp SOA phải thoả mãn. Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng quy trình công việc này để giúp xác định dịch vụ hữu ích trong việc tạo ra một giải pháp SOA thoả mãn các yêu cầu công việc. Trong các bài viết tiếp theo trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ tạo ra các đặc tính và thực thi dịch vụ thoả mãn các yêu cầu với một kiến trúc cho phép sử dụng lại trong tương lai và tăng tốc công việc. Cuối cùng, chúng ta sẽ sử dụng MDD để tạo ra một giải pháp dịch vụ mạng có thể triển khai và hoạt động. Nhằm giúp ví dụ được thực tế, chúng ta sẽ dùng công cụ hiện tại là Rational và WebSphere của IBM® Rational® và IBM® WebSphere® để xây dựng giải pháp nhân tạo và kết nối chúng với nhau, do vậy chúng ta có thể xác nhận giải pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: