Thông tin tài liệu:
Mô hình hóa SOA: Phần 2. Đặc tả dịch vụ Jim Amsden, Chuyên viên kỹ thuật cao cấp, IBM Tóm tắt: Trong bài viết thứ hai của loạt năm bài này, chúng ta tiếp tục xác định giải pháp SOA bằng mô hình đặc tả chi tiết cho mỗi dịch vụ. Những đặc tả này sẽ xác định rõ những hợp đồng giữa các khách hàng và các nhà sản xuất dịch vụ. Những hợp đồng này bao gồm các giao diện được yêu cầu và được cung cấp, các giao diện đó đóng vai trò gì trong các đặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình hóa SOA: Phần 2
Mô hình hóa SOA: Phần 2. Đặc tả dịch vụ
Jim Amsden, Chuyên viên kỹ thuật cao cấp, IBM
Tóm tắt: Trong bài viết thứ hai của loạt năm bài này, chúng ta tiếp tục xác định
giải pháp SOA bằng mô hình đặc tả chi tiết cho mỗi dịch vụ. Những đặc tả này sẽ
xác định rõ những hợp đồng giữa các khách hàng và các nhà sản xuất dịch vụ.
Những hợp đồng này bao gồm các giao diện được yêu cầu và được cung cấp, các
giao diện đó đóng vai trò gì trong các đặc tả dịch vụ cũng như các quy tắc hoặc
giao thức cho các vai trò đó tương tác với nhau như thế nào.
Nội dung của bài viết này
Bài viết đầu tiên trong loạt bài, Mô hình SOA: Phần 1. Xác định dịch vụ (xem
Đọc thêm trong loạt bài này, ở góc trên bên trái), chỉ ra một hướng tiếp cận cho
việc xác định những dịch vụ được kết nối với các yêu cầu nghiệp vụ. Chúng ta bắt
đầu bằng việc thu thập các mục tiêu và các đối tượng cần thiết để thực hiện những
nhiệm vụ nghiệp vụ. Sau đó chúng ta mô hình hóa các hoạt động và các tiến trình
nghiệp vụ đó thành những mục tiêu và những đối tượng. Tiếp theo chúng ta coi
tiến trình nghiệp vụ như là một sự cộng tác dịch vụ mà đại diện là một hợp đồng
những Yêu cầu Dịch vụ nghiệp vụ phải được hoàn thành bằng giải pháp của chúng
ta. Sau đó chúng ta sử dụng bản hợp đồng những yêu cầu đó xác định các dịch vụ
yêu cầu và các mối quan hệ tiềm ẩn giữa chúng. Nó cũng cung cấp một chuẩn để
xác định những dịch vụ nghiệp vụ liên quan được liên kết với những mục tiêu và
những đối tượng nghiệp vụ mà chúng ta hi vọng hoàn thiện.
Trong bài viết trước, chúng ta cũng xem xét làm thế nào để tối đa hóa tiềm năng
của một giải pháp SOA bằng việc xác định những dịch vụ nghiệp vụ có liên quan.
Chúng ta đã thiết kế cấu trúc liên kết dịch vụ (service topology) dựa trên những
yêu cầu nghiệp vụ cũng như đã kết nối những dịch vụ với sự cộng tác dịch vụ mà
đại diện cho chúng là những bản hợp đồng Yêu cầu Dịch vụ sao cho giải pháp
dịch vụ phải hoàn thành.
Trong bài viết thứ hai, chúng ta tiếp tục xác định giải pháp SOA bằng mô hình đặc
tả chi tiết cho mỗi dịch vụ. Các đặc tả này sẽ xác định rõ những hợp đồng giữa các
khách hàng và các nhà sản xuất dịch vụ. Những hợp đồng này bao gồm các giao
diện được yêu cầu và được cung cấp, các giao diện đó đóng vai trò gì trong những
đặc tả dịch vụ, cũng như các quy tắc hoặc giao thức cho những vai trò đó tương
tác với nhau như thế nào.
Tổng quan về đặc tả dịch vụ
Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu mô hình hóa những chi tiết của các đặc tả
dịch vụ. Một đặc tả dịch vụ phải chỉ ra mọi thứ mà một khách hàng tiềm năng của
dịch vụ cần biết để ra quyết định nếu họ quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ cũng
như làm thế nào để họ sử dụng dịch vụ một cách chính xác. Nó cũng phải chỉ rõ
tất cả những gì mà một nhà cung cấp dịch vụ phải biết để thực hiện dịch vụ một
cách thành công. Vì vậy, một đặc tả dịch vụ là một người dàn xếp hoặc một bản
hợp đồng giữa những gì khách hàng cần và những gì nhà cung cấp dịch vụ cung
cấp.
Thật lý tưởng, thông tin này được cung cấp ở một chỗ. Điều này làm cho việc tìm
kiếm những vị trí chứa tài sản cho các dịch vụ sử dụng lại một cách dễ dàng và có
được tất cả những thông tin cần thiết mà không phải trình duyệt nhiều tài liệu khác
nhau hoặc tìm kiếm trên những phần tử có liên quan. Các đặc tả dịch vụ bao gồm
tối thiểu những thông tin sau:
Tên dịch vụ, dùng để chỉ mục đích của dịch vụ.
•
Các giao diện được cung cấp và được yêu cầu, theo đó xác định những khả
•
năng hoạt động được cung cấp bởi dịch vụ và những yêu cầu của khách
hàng. Chú ý: Điều này không bao gồm việc dịch vụ được thực thi như thế
nào, đúng hơn là tương tác giữa các khách hàng và các nhà cung cấp dịch
vụ.
Giao thức chỉ rõ các quy tắc cho những khả năng hoạt động được sử dụng
•
như thế nào hoặc theo trật tự gì.
Các ràng buộc phản ánh tác dụng của những dịch vụ được mong đợi thực
•
hiện một cách thành công là gì và nó được đánh giá như thế nào.
Chất lượng mà các khách hàng dịch vụ mong đợi và các nhà cung cấp được
•
hi vọng sẽ cung cấp như chi phí, tính sẵn có, hiệu suất, dấu chân, khả năng
thích ứng với nhiệm vụ, thông tin cạnh tranh và v.v...
Các chính sách cho việc sử dụng dịch vụ như chính sách an ninh, những
•
phạm vi giao tác cho việc duy trì an ninh cũng như tính toàn vẹn hoặc cho
việc phục hồi dịch vụ hay dịch vụ được yêu cầu nhưng không có khả năng
thực hiện thành công.
Giống như tất cả những bài viết trong loạt bài này, chúng ta sử dụng các công cụ
IBM® Rational® và IBM® WebSphere® hiện có để xây dựng giải pháp và liên
kết chúng với nhau, do đó chúng ta có thể thẩm định giải pháp đối với những yêu
cầu và quản lý thay đổi một cách hiệu quả hơn. Bảng 1 tóm tắt tiến trình mà chúng
ta sẽ dùng để phát triển ví dụ cũng như những công cụ chúng ta sẽ sử dụng để xây
dựng các thành phẩm. Ngoài ra chúng ta mở rộng ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất
(UML) cho mô hình các dịch vụ bằng việc thêm IBM® Software Services Profile
vào các mô hình UML trong IBM® Rational® Software Architect.
Bảng 1: Tiến trình phát triển các vai trò, các nhiệm vụ và các công cụ
Vai trò Nhiệm vụ Các công cụ
Chuyển các mục đích
Quản lý Giao
và các đối tượng IBM® Rational® RequisitePro®
dịch
nghiệp vụ
Phân tích Giao Phân tích các yêu cầu
IBM® WebSphere® Business Modeler
nghiệp vụ
dịch
Kiến trúc Phần Thiết kế kiến trúc của
IBM Rational Software Architect
giải pháp
mềm
IBM® Rational® Application Developer
Người phát
triển các Dịch Thực thi giải pháp and IBM® WebSphere® Integration
Developer
vụ Web
Xem lại xác ...