Danh mục

Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông hộ ở Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.03 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của bài viết nhằm đánh giá phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Dựa trên cơ sở phân tích những nhân tố trên, kết hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, nhóm tác giả xây dựng mô hình thích hợp nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông hộ ở Việt Nam MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở VIỆT NAM (Trường hợp áp dụng quy trình VietGap trong sản xuất rau) THEORETICAL MODEL ON FACTORS AFFECTING THE APPLICATION OF TECHNOLOGY IN AGRICULTURE OF VIETNAM’S AGRICULTURAL HOUSEHOLDS (Case study of the process application of vietgap in producing vegetables) TS, Đoàn Gia Dũng - Trường Đại học Đà Nẵng ThS. Lương Tình - Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Tóm tắt Mục tiêu chính của bài viết nhằm đánh giá phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Dựa trên cơ sở phân tích những nhân tố trên, kết hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, nhóm tác giả xây dựng mô hình thích hợp nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam. Từ khóa: công nghệ, nước đang phát triển, mô hình, Việt Nam Abstract The primary aim of this writing is to assess and analyze factors affecting the application of technology in agriculture around the world, particularly in developing countries. Based on the assessment and analysis combined with the situation in Vietnam, the authors construct an appropriate theoretical model on which research in the same field in Vietnam can rely. Key words: technology, developing countries, model, Vietnam 655 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia và nó còn thể hiện rõ rệt hơn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2014, GDP ngành nông nghiệp trung bình đạt 3,39%, mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 21,5% năm 2005 xuống còn 17% năm 2014, nhưng ngành nông nghiệp vẫn thu hút đến 46% lực lượng lao động tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và đang có những dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các chất kích thích sinh trưởng ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân [Hồ Trọng, 2006] cũng như môi trường sinh thái. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp của người dân ngày càng khắt khe, đã thay đổi thói quen tiêu dùng, hướng tới các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt cho sức khỏe. Tuy vậy người tiêu dùng cũng chưa thấy được sự khác biệt giữa rau được chứng nhận an toàn và các sản phẩm rau quả khác [Bùi Thủy (2015]. Chính vì vậy, phát triển một nền nông nghiệp xanh, bền vững là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian đến. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng năm 2006, ASEAN đã công bố quy trình GAP cho các nước thành viên và ngay sau đó, ngày 28/1/2008, liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Khoa học công nghệ đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam gọi tắt là VietGap 1 dựa trên 4 tiêu chí 2. Mặc dù, mới được triển khai áp dụng VietGap nhưng ở một số địa phương như Tiền Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam… bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình VietGap đã giúp thay đổi nhận thức của nhiều hộ nông dân về hướng sản xuất sản phẩm sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap những năm gần đây chưa được nhân rộng, vì nhiều lý do khác nhau, ngay cả khi người nông dân sản xuất giỏi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhưng nếu không có thông tin thị trường thì sản phẩm của họ cũng bị hư hại, không thể cạnh tranh với sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống [Songsak và cộng sự, (2006)] cộng với đó hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của người nông dân [Asiabaka và cộng sự, (2002)]…Chính vì thế, nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết những nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp là việc làm cần 1 VietGap là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Pracctices có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. 2 Kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn; an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khu thu hoạch; môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân; nguồn gốc sản phẩn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ 656 thiết giúp cho các cơ quan nhà nước cũng như bản thân các nông hộ có những giải pháp để áp dụng phát triển mô hình này cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của xã hội. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM  Nông hộ Khái niệm nông hộ được nhiều nhà khoa học quốc tế và trong nước quan tâm nghiên cứu. Theo Ellis (1988), “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” (dẫn theo Lê Đình Thắng, 1993). Tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về nông hộ. Theo Lê Đình Thắng (1993), “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Trong khi đó, tác giả Đào Thế Tuấn (1997) định nghĩa “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, b ...

Tài liệu được xem nhiều: