Mô hình quản lý công mới (NPM) trong tự chủ đại học tại Việt Nam: Nghiên cứu về trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 492.37 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Mô hình quản lý công mới (NPM) trong tự chủ đại học tại Việt Nam: Nghiên cứu về trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh trình bày đánh giá thực trạng và cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình quản lý công mới (NPM) trong tự chủ đại học tại Việt Nam: Nghiên cứu về trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI (NPM) TRONG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Liên Vũ Minh Hà Trần Mai Đông Lý Thị Minh Châu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tóm tắt: Việc vận dụng mô hình Quản lý công mới (New Public Management – NPM) trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đã góp phần thúc đẩy cải cách giáo dục theo hướng hiệu quả. Cải cách dựa vào thị trường, cải cách ngân sách, tự chủ, trách nhiệm giải trình, hiệu suất hoạt động, phong cách và kỹ thuật quản lý mới trong tự chủ đại học đã tác động mạnh mẽ thúc đẩy cải cách giáo dục đại học Việt Nam. Tự chủ đại học tập trung vào quá trình phân chia quyền lực, ra quyết định vấn đề liên quan đến tự chủ về tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật tại các cơ sở giáo dục công lập. Không đứng ngoài xu hướng chung của thế giới, Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chính sách chỉ đạo và ban hành luật, hướng dẫn, nghị định liên quan đến việc tăng nhiều quyền tự chủ hơn cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trên cả nước. Bài viết nhằm mục đích đánh giá thực trạng và cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện tự chủ tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), 1 trong 23 trường đại học đầu tiên trên cả nước được thí điểm thực hiện tự chủ từ năm 2014, nhóm tác giả trình bày vận dụng mô hình NPM tại UEH theo hướng đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Quản lý công mới, tự chủ đại học 1. Nhu cầu cải cách quản trị đại học Hệ thống giáo dục được quản lý một cách hiệu quả là yêu cầu tất yếu của một nền giáo dục hiện đại, đặc biệt là khi nhu cầu về giáo dục đại học của người dân ngày càng tăng cao cũng như vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng được khẳng định trong thời đại mới. Hệ thống giáo dục đại học cũng đang trở nên đa dạng và phức tạp hơn do sự tăng trưởng về số lượng các cơ sở giáo dục tư nhân và nước ngoài, từ đó đòi hỏi nhiệm vụ quản lý và giám sát ngành trở nên chuyên biệt và phải hiệu quả hơn. Mô hình kiểm soát cũ từ Bộ giáo dục trung ương đã tỏ ra không còn hiệu quả và phù hợp trong dài hạn và đang được nghiên cứu để thay thế bằng các mô hình khác trên phạm vi toàn thế giới (Fielden, 2008). Theo đó, Rayevnyeva (2018) cho rằng các trường đại học không thể tồn tại theo thể chế truyền thống, vì mô hình quản lý như vậy không cho phép các trường có khả năng thích ứng với nhu cầu của thế giới xung quanh. Do đó, vai trò của các yếu tố liên quan trong quá trình quản trị cũng theo đó từng bước phải thay đổi, vai trò của trường đại học đã được xác định lại thành một đối tác xã hội (social partner), sinh viên trở thành người tiêu dùng chính của các dịch vụ giáo dục và yêu cầu một nền giáo dục chất lượng, doanh nghiệp mong đợi các trường đại học có thể cung cấp cho họ một đội ngũ 269 nhân sự có trình độ cao, phù hợp với thị trường lao động đang chuyển đổi linh hoạt trong nền kinh tế kỹ thuật số (Rayevnyeva, 2018). Nghiên cứu của Tierney và Lanford (2016) cũng đã khẳng định đổi mới cách thức quản lý trong giáo dục đại học theo xu hướng thị trường là đòn bẩy mang lại sự thành công và phát triển lâu dài của ngành giáo dục. Giáo dục đại học công lập, dưới sự phát triển của tri thức xã hội, tác động khủng hoảng kinh tế và gia tăng cạnh tranh, đã trải qua nhiều cuộc cải cách trong những thập kỷ vừa qua (Dobbins và cộng sự, 2011). Trong bối cảnh ngân sách ngày càng hạn chế, Chính phủ các nước đã và đang tìm những cách mới điều hành hệ thống GDĐH nhằm giảm chi tiêu và hướng tới thị trường như một cơ chế điều phối mới (Middlehurst & Teixeira, 2012). Các nguyên tắc quản lý khác như tự do hóa (liberalization) và tư nhân hóa (privatization) cũng đã trở thành một trong những chính sách quản trị quan trọng tại nhiều quốc gia. Có thể nói, mục đích của các xu hướng cải cách này là nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả của lĩnh vực giáo dục đại học, cũng tương đồng với cách mà các Chính phủ áp dụng NPM trong các tổ chức và lĩnh vực chính sách công nói chung (Broucker & De Wit, 2015). 2. Quản lý công mới (NPM) trong quản trị ĐH công lập – Tự chủ đại học 2.1. Thế nào là quản lý công mới trong GDĐH? Quản lý công mới (NPM) giữ vai trò chi phối trong cải cách khu vực công từ những năm 1980 và là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ cả cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình quản lý công mới (NPM) trong tự chủ đại học tại Việt Nam: Nghiên cứu về trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI (NPM) TRONG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Liên Vũ Minh Hà Trần Mai Đông Lý Thị Minh Châu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tóm tắt: Việc vận dụng mô hình Quản lý công mới (New Public Management – NPM) trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đã góp phần thúc đẩy cải cách giáo dục theo hướng hiệu quả. Cải cách dựa vào thị trường, cải cách ngân sách, tự chủ, trách nhiệm giải trình, hiệu suất hoạt động, phong cách và kỹ thuật quản lý mới trong tự chủ đại học đã tác động mạnh mẽ thúc đẩy cải cách giáo dục đại học Việt Nam. Tự chủ đại học tập trung vào quá trình phân chia quyền lực, ra quyết định vấn đề liên quan đến tự chủ về tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật tại các cơ sở giáo dục công lập. Không đứng ngoài xu hướng chung của thế giới, Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chính sách chỉ đạo và ban hành luật, hướng dẫn, nghị định liên quan đến việc tăng nhiều quyền tự chủ hơn cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trên cả nước. Bài viết nhằm mục đích đánh giá thực trạng và cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện tự chủ tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), 1 trong 23 trường đại học đầu tiên trên cả nước được thí điểm thực hiện tự chủ từ năm 2014, nhóm tác giả trình bày vận dụng mô hình NPM tại UEH theo hướng đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Quản lý công mới, tự chủ đại học 1. Nhu cầu cải cách quản trị đại học Hệ thống giáo dục được quản lý một cách hiệu quả là yêu cầu tất yếu của một nền giáo dục hiện đại, đặc biệt là khi nhu cầu về giáo dục đại học của người dân ngày càng tăng cao cũng như vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng được khẳng định trong thời đại mới. Hệ thống giáo dục đại học cũng đang trở nên đa dạng và phức tạp hơn do sự tăng trưởng về số lượng các cơ sở giáo dục tư nhân và nước ngoài, từ đó đòi hỏi nhiệm vụ quản lý và giám sát ngành trở nên chuyên biệt và phải hiệu quả hơn. Mô hình kiểm soát cũ từ Bộ giáo dục trung ương đã tỏ ra không còn hiệu quả và phù hợp trong dài hạn và đang được nghiên cứu để thay thế bằng các mô hình khác trên phạm vi toàn thế giới (Fielden, 2008). Theo đó, Rayevnyeva (2018) cho rằng các trường đại học không thể tồn tại theo thể chế truyền thống, vì mô hình quản lý như vậy không cho phép các trường có khả năng thích ứng với nhu cầu của thế giới xung quanh. Do đó, vai trò của các yếu tố liên quan trong quá trình quản trị cũng theo đó từng bước phải thay đổi, vai trò của trường đại học đã được xác định lại thành một đối tác xã hội (social partner), sinh viên trở thành người tiêu dùng chính của các dịch vụ giáo dục và yêu cầu một nền giáo dục chất lượng, doanh nghiệp mong đợi các trường đại học có thể cung cấp cho họ một đội ngũ 269 nhân sự có trình độ cao, phù hợp với thị trường lao động đang chuyển đổi linh hoạt trong nền kinh tế kỹ thuật số (Rayevnyeva, 2018). Nghiên cứu của Tierney và Lanford (2016) cũng đã khẳng định đổi mới cách thức quản lý trong giáo dục đại học theo xu hướng thị trường là đòn bẩy mang lại sự thành công và phát triển lâu dài của ngành giáo dục. Giáo dục đại học công lập, dưới sự phát triển của tri thức xã hội, tác động khủng hoảng kinh tế và gia tăng cạnh tranh, đã trải qua nhiều cuộc cải cách trong những thập kỷ vừa qua (Dobbins và cộng sự, 2011). Trong bối cảnh ngân sách ngày càng hạn chế, Chính phủ các nước đã và đang tìm những cách mới điều hành hệ thống GDĐH nhằm giảm chi tiêu và hướng tới thị trường như một cơ chế điều phối mới (Middlehurst & Teixeira, 2012). Các nguyên tắc quản lý khác như tự do hóa (liberalization) và tư nhân hóa (privatization) cũng đã trở thành một trong những chính sách quản trị quan trọng tại nhiều quốc gia. Có thể nói, mục đích của các xu hướng cải cách này là nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả của lĩnh vực giáo dục đại học, cũng tương đồng với cách mà các Chính phủ áp dụng NPM trong các tổ chức và lĩnh vực chính sách công nói chung (Broucker & De Wit, 2015). 2. Quản lý công mới (NPM) trong quản trị ĐH công lập – Tự chủ đại học 2.1. Thế nào là quản lý công mới trong GDĐH? Quản lý công mới (NPM) giữ vai trò chi phối trong cải cách khu vực công từ những năm 1980 và là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ cả cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý công mới Tự chủ đại học Cải cách giáo dục đại học Luật Giáo dục Đại học Đổi mới quản trị đại họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 166 0 0
-
Khái niệm đại học đa lĩnh vực nhìn dưới góc độ cấu trúc quản trị và thực tiễn ở Việt Nam
3 trang 71 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
5 trang 59 0 0
-
11 trang 45 0 0
-
Công văn số 2245/BGDĐT-GDCTHSSV
2 trang 40 0 0 -
26 trang 38 0 0
-
Tự chủ đại học = tự do học thuật + tự chủ + trách nhiệm
10 trang 37 0 0 -
3 trang 35 0 0
-
Quyết định 1239/QĐ-TTg năm 2013
3 trang 35 0 0