Danh mục

Mô hình quản lý khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.73 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm giới thiệu khu bảo tồn biển Rạn Trào như một mô hình hiệu quả để bảo vệ tái tạo nguồn lợi rạn san hô cũng như góp phần cải thiện môi trường ven biển để hướng đến sự phát triển bền vững nghề cá của địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình quản lý khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 Trường Đại học Thủy sản MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THÔN XUÂN TỰ, XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH, KHÁNH HÒA Thạc sĩ Nguyễn Lâm Anh Khoa NTTS, Trường ĐHTS Các khu bảo tồn biển (KBTB) đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nghề cá trên toàn thế giới. Đó là do chức năng của chúng trong việc bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi biển đang dần cạn kiệt trước những tác động ngày càng tăng của con người, trực tiếp như khai thác nguồn lợi hay gián tiếp khi tác động lên các môi trường sống của sinh vật biển. Ở Việt Nam, hệ thống các KBTB đã và đang được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ các hệ sinh thái dọc theo bờ biển. Các KBTB này được quản lý hoặc là đơn vị hành chính của các cấp chính quyền hoặc đồng quản lý với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Được thành lập theo quyết định số 437/TSKT, ngày 26 tháng 9 năm 2000 KBTB Rạn Trào ra đời với tổng diện tích 40 ha, trong đó vùng lõi 27 ha bao quanh rạn san hô. Cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng với việc thành lập Nhóm hạt nhân do cộng đồng bầu ra để duy trì các hoạt động của KBTB như bảo vệ nguồn lợi và môi trường, trồng tái tạo nguồn lợi san hô, tham quan trao đổi học tập... đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả trong quản lý nghề cá bền vững. Các hoạt động khai thác hủy diệt bị ngăn chặn, các hoạt động khai thác thủy sản truyền thống chấm dứt ở vùng lõi và giảm nhiều ở vùng đệm đã làm cho mật độ cá tăng nhiều trong và xung quanh khu bảo tồn. 1. Đặt vấn đề Các Khu bảo tồn biển (KBTB) có chức năng duy trì và bảo vệ nguồn lợi cũng như sự đa dạng sinh học của sinh vật biển trong khu bảo tồn cũng như cung cấp sự bổ sung nguồn lợi cho các vùng xung quanh nó. Vào tháng 11-2001, Hội nghị nghề cá bền vững của các nước Đông Nam Á tổ chức ở Bangkok, Thái Lan đã nhấn mạnh việc cần thiết phải thiết lập hệ thống KBTB như một công cụ hiệu quả trong bảo vệ nguồn lợi trước nguy cơ cạn kiệt do các hoạt động khai thác của con người cũng như góp phần tái tạo nguồn lợi để góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhu cầu ngày càng tăng của con người (ASEAN-SEAFDEC Conference. Technical document, p.88). Trên thế giới có rất nhiều KBTB được thành lập ở những nơi môi trường nhạy cảm và dễ bị tác động như rạn san hô, 52 rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Chẳng hạn như KBTB cho các rạn san hô ở vùng Nam Mỹ là 38, 91 ở Bắc Mỹ và 21 cho quần đảo Hawaii (Status of Coral Reefs of the World: 2002) và 646 ở vùng Đông Nam Á (Nguồn: Reefs at Risk in Southeast Asia, WRI, 2002). Ở Việt Nam, với bờ biển dài trên 3.260 km và vùng biển trải dài trên 15 vĩ độ, có nguồn lợi rạn san hô và rừng ngập mặn khá phong phú. Việc quản lý hiệu quả các hệ sinh thái đặc biệt trên sẽ đóng góp rất nhiều vào việc phát triển bền vững nghề cá nước nhà. Cho đến nay nhiều KBTB đã và đang đươc thành lập như Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Côn đảo, KBTB Hòn Mun... và trong đó có KBTB Rạn Trào ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh như một điển hình về KBTB có qui mô nhỏ và được quản lý dựa vào cộng đồng. Nằm dọc bờ biển, xã Vạn Hưng có các hệ sinh thái và nguồn lợi ven bờ phong phú với 13 rạn san hô nổi và thảm cỏ biển sát bờ (Hue, N.T., Wade, H. and Vinh, N.V., 2001). Tuy nhiên nguồn lợi giàu có này đã và đang bị tàn phá do khai thác quá mức, khai thác hủy diệt như dùng chất độc và thuốc nổ, và môi trường nước ven bờ bị xuống cấp do mật độ lồng nuôi tôm hùm quá dày cũng như lượng hóa chất dùng xử lý trong các đìa nuôi tôm sú. Nếu các rạn san hô tiếp tục bị phá hủy, việc nuôi trồng thủy sản tiếp tục bị thất bại do môi trường và dịch bệnh, nguồn lợi thủy sản bị khai thác cạn kiệt thì sinh kế của cộng đồng cư dân địa phương sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tình hình đó đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn lợi, cải thiện môi trường hướng đến sự phát triển bền vững cho địa phương. Một trong những lựa chọn hứa hẹn dẫn đến thành công là việc thành lập KBTB Rạn Trào với mô hình quản lý dựa vào cộng đồng theo xu hướng quản lý hiệu quả hiện nay với sự giúp đỡ của Tổ chức Liên minh sinh vật biển Quốc tế tại Việt Nam (IMA Việt Nam). Bài báo này nhằm giới thiệu KBTB Rạn Trào như một mô hình hiệu quả để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi rạn san hô cũng như góp phần cải thiện môi trường ven bờ để hướng đến sự phát triển bền vững nghề cá của địa phương. Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 Trường Đại học Thủy sản Hình 1. Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu (Nguồn: IMA Vietnam, 2003) 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm nghiên cứu được chọn là thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 2.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal) được sử dụng. Ba nhóm đối tượng được chọn khảo sát là IMA Việt Nam, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương. Số liệu thứ cấp như các số liệu về kinh tế xã hội, nguồn lợi và hoạt động của KBTB được thu thập từ các báo cáo và số liệu thống kê của chính quyền địa phương và IMA Việt Nam. Số liệu sơ cấp về cơ cấu gia đình, nghề nghiệp, học vấn, quan điểm và nhận thức được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa phương, cán bộ IMA Việt Nam và đại diện của 299 hộ gia đình. Ngoài ra các số liệu định tính phục vụ cho phân tích cũng được thu thập qua quan sát quang cảnh KBTB, thôn làng, các hộ gia đình và nhất là thái độ của người được phỏng vấn. 2.3. Số liệu được nhập và xử lý trên bảng tính Excel. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Vùng nghiên cứu Theo số liệu thống kê của chính quyền địa phương, thôn Xuân Tự nằm phía bắc xã Vạn Hưng và có 4 km dọc theo vịnh Vân Phong. Tổng diện tích của thôn là 370 ha và được chia đôi bởi đường quốc lộ 1A: phần phía đông giáp biển với phần lớn dân số và phần phía tây giáp 53 Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 núi dân cư thưa thớt. Dân số của thôn là 4164 người với 2046 nam giới (chiếm 49,2 %) và 2115 nữ giới (50,8% dân số). Cơ sở hạ tầng khá tốt với hệ thống đường liên thôn, có mạ ...

Tài liệu được xem nhiều: