Danh mục

Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở Tân Kỳ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.52 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳ có khoảng 6.600ha lúa, 7.000ha ngô, 4.500ha mía, 1.000ha lạc, 1.000ha sắn và 650ha đậu các loại... với lượng phế thải từ nông nghiệp khoảng 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn phế thải của các nhà máy chế biến khoảng 10.000 tấn/năm. Nguồn phế thải này nếu không được xử lý kịp thời sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở Tân KỳMô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở Tân KỳHiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳ có khoảng 6.600ha lúa, 7.000ha ngô,4.500ha mía, 1.000ha lạc, 1.000ha sắn và 650ha đậu các loại... với lượng phế thảitừ nông nghiệp khoảng 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn phế thải của các nhà máychế biến khoảng 10.000 tấn/năm. Nguồn phế thải này nếu không được xử lý kịpthời sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn cónguồn than bùn chất lượng tốt, với trữ lượng khoảng 4,5-5 triệu tấn, giàu hữu cơvà axid humic nên rất phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hiện đangđược nhiều nhà máy sản xuất phân bón khai thác sử dụng. I. Đặt vấn đề Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tân Kỳ có khoảng 6.600ha lúa, 7.000ha ngô,4.500ha mía, 1.000ha lạc, 1.000ha sắn và 650ha đậu các loại... với lượng phế thảitừ nông nghiệp khoảng 40.000-50.000 tấn/năm và nguồn phế thải của các nhàmáy chế biến khoảng 10.000 tấn/năm. Nguồn phế thải này nếu không được xử lýkịp thời sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trên đ ịa bàn huyện còncó nguồn than bùn chất lượng tốt, với trữ lượng khoảng 4,5-5 triệu tấn, giàu hữucơ và axid humic nên rất phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hiệnđang được nhiều nhà máy sản xuất phân bón khai thác s ử dụng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ không chỉ cung cấp cho cây trồngcác chất dinh dưỡng cần thiết mà còn trả lại độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất, nhấtlà khi phần lớn diện tích đất canh tác của huyện hiện nay đang ngày càng giảmđộ phì dẫn đến năng suất các loại cây trồng thấp. Từ thực tế đó, dự án: “Hỗ trợnhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nôngnghiệp quy mô hộ gia đình tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An” đã được triển khai thựchiện nhằm tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môitrường, góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn và bềnvững. II. Kết quả thực hiện 1. Kết quả điều tra, khảo sát, lựa chọn hộ tham gia xây dựng mô hình Sau khi điều tra trên 100 hộ dân với các tiêu chí về nguồn nguyên liệu, sốlượng nguyên liệu, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xóm trong xã TânAn, dự án đã lựa chọn 3 xóm là Thanh Chương, Nam Đàn và Quỳnh Lưu làm địađiểm xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Đây lànhững xóm có lượng phế phụ phẩm lớn, với tổng số 125 tấn phế thải từ rơm, rạ,thân cây lạc, cây ngô, bã mía và kho ảng 50 tấn cây phân xanh (cây bớp bớp) cóthể khai thác để sản xuất phân bón; diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả(mía, cam...) lớn với hơn 120ha. Mặt khác, các xóm này có vị trí ở gần Nhà máyđường Sông Con, có hệ thống đường giao thông liên thôn và liên xã chạy quanên rất thuận lợi trong việc thu gom phế phụ phẩm sản xuất phân bón. Để triển khai xây dựng mô hình, dự án đã tổ chức họp và lựa chọn 50 hộ dân(gồm 15 hộ xóm Thanh Chương, 20 hộ xóm Nam Đàn, 15 h ộ xóm Quỳnh Lưu)đáp ứng được các yêu cầu mà nội dung dự án đề ra để tham gia thực hiện môhình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên cây mía, cây cam với diệntích 20ha mía (6ha tại xóm Thanh Chương, 8ha tại xóm Nam Đàn, 6ha tại xómQuỳnh Lưu) và 10ha cam (3ha tại xóm Thanh Chương, 4ha tại xóm Nam Đàn,3ha tại xóm Quỳnh Lưu). 2. Tổ chức tham quan học tập Dự án đã tổ chức 1 đợt tham quan, học tập kinh nghiệm về sản xuất và sửdụng phân bón hữu cơ vi sinh cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện, xã và cáchộ dân tham gia (60 người) tại mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía tại đội 2, đội 3, đội 5 của Công ty Nông nghiệp Xuân Thành - QuỳHợp, mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn mía quy mô công nghi ệptại Công ty Đầu tư và Phát triển Khoa học Công nghệ miền Trung. Qua đó, các cán bộ và hộ dân tham gia dự án đã trao đổi, học tập được một sốkỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía, phế thải nông nghiệp vàkiểm tra chất lượng đống ủ; sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây cam, câymía; kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cam, mía cho năng suất cao, chất lượngtốt. 3. Kết quả đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình công nghệ Sau khi đào tạo tập huấn, toàn thể cán bộ và nhân dân tham gia d ự án đã đượctiếp nhận đầy đủ quy trình kỹ thuật xử lý các phế thải chất hữu cơ sinh hoạt bằngmen ủ vi sinh vật; Quy trình xử lý các phế thải trong chế biến mía đường bằngmen ủ vi sinh vật; Trao đổi những kinh nghiệm trong xử lý nguyên liệu và thựchành sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, đồng thời được thực hành thành thạo vềcác công đoạn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và có th ể tự sản xuất tại gia đìnhmình. Bên cạnh đó, các hộ dân còn nắm được quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinhbón thúc, bón lót trên cây mía, cây cam và một số cây trồng khác nhằm tăng năngsuất và hiệu quả kinh tế. 4. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 4.1.Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải hữu cơ sinh hoạt Phối hợp với cán bộ khuyến nông xã, cơ quan chuyển giao công nghệ, Banquản lý dự án đã tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật sản xuất phânbón của người dân cũng như bổ sung kịp thời những khâu kỹ thuật còn thiếu sóttrong sản xuất phân bón tại các hộ gia đình. Phân bón hữu cơ vi sinh trong vùng dự án được sản xuất chủ yếu vào các đợtcuối năm nhằm chuẩn bị phân bón lót và bón thúc cho cây cam, mía ở vụ sắp tới.Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện xây dựng mô hình (11/2009-1/2011), tại 3xóm Thanh Chương, Nam Đàn, Qu ỳnh Lưu của xã Tân An đã sản xuất được 150tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho các mô hình của dự án và để sử dụngcho một số đối tượng cây trồng khác của gia đình. 4.2.Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía Qua các lần cung cấp chế phẩm sinh học Compost Maker, d ự án kết hợp cungcấp bã bùn mía và phụ liệu để ng ...

Tài liệu được xem nhiều: