Danh mục

Mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thập niên 2030

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 981.04 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích và rút ra những mô hình tăng trưởng kinh tế thành công ở các quốc gia vùng Đông Á phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vốn con người, vốn kỹ nghệ và vốn tài chính của Việt Nam trong thập niên 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thập niên 2030 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 2030 TS. Hồ Cao Việt TÓM TẮT Từ khoảng đầu thập niên 2000, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với GDP khoảng 6,5% trong 2 thập niên qua. Sự thành công này một phần do Việt Nam đã chọn một con đường riêng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế như: sự thua lỗ của những tập đoàn công nghiệp, sự thu hút đầu tư thiếu cân đối, sự chuyển dịch kinh tế kém bền vững, hiệu quả đầu tư vốn kém hiệu quả, hệ lụy gây nên do tăng trưởng rất nghiêm trọng. Với phương pháp tiếp cận những nguồn thông tin – dữ liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, bài viết này phân tích và rút ra những mô hình tăng trưởng kinh tế thành công ở các quốc gia vùng Đông Á phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vốn con người, vốn kỹ nghệ và vốn tài chính của Việt Nam trong thập niên 2030. Từ khoá: Mô hình tăng trưởng kinh tế, Đông Á, mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế, mô hình phát triển theo triết lý Nhật Bản, mô hình công nghiệp nhị nguyên. ABSTRACT ECONOMIC GROWTH MODELS OF EAST ASIAN COUNTRIES AND EXPERIENCED LESSON FOR VIETNAM TOWARS 2030 Since the early 2000s, Vietnam’s economic growth with Gross Domestic Product (GDP) has been around 6.5% over the past two decades. The achievement is partly because Vietnam has chosen a separate path for socio-economic development. However, in recent years, Vietnam is facing many serious problems in the process of economic growth such as: loss of industrial groups, unbalanced investment attraction, economic transition is not suitable, capital investment efficiency is inefficient, the consequences caused by the growth are very serious. With the approach to information sources, secondary data is the research work of scientists around the worlds, this article analyzes and draws out successful economic growth models in different countries. The East Asian region is suitable to the conditions of natural resources, human capital, industrial capital and financial capital of Vietnam in the 2030s. Keyword: Economic growth model, East Asia, authoritarian development model, Japanese philosophy model, dual industrial model. 1. MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế các nước Đông Á như chúng ta đã biết được xem là mô hình đặc trưng, không như những vùng đang phát triển khác trên thế giới, Chính vì thế, những quốc gia Đông Á tiếp tục thúc đẩy sự tranh luận về chính sách trong chu kỳ phát triển quốc tế (Kenichi Ohno, 2003). Chiến lược phát triển có một sự khác biệt lớn giữa các quốc gia châu Á với phương Tây. Ở các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu (European Union), thành tựu chủ yếu là giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chương trình hướng trực tiếp giúp tầng lớp nghèo trong xã hội. Chính phủ quốc gia phương Tây theo mô hình chính phủ tốt (Good governance) đáp ứng các tiêu chí: Hiệu quả (Efficiency), Sự tham gia (Participation), Tính minh bạch (Transparency), Trách nhiệm giải trình (Accountability). Trong khi đó, các quốc gia Đông Á chú trọng đến tăng trưởng định hướng theo nội dung (growth contents-oriented) (Kenichi Ohno, 2003). 79 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Việt Nam tăng trưởng kinh tế theo mô hình xã hội như Trung Quốc hiện nay và như Liên bang Xô viết trong quá khứ. Trong những thập niên qua, kinh tế Việt Nam dưới sự định hướng của hệ thống chính trị theo mô hình gọi là: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Market economic driven into socialism). Đây chính là một bản sao của mô hình “Kinh tế thị trường bản sắc Trung Quốc” (Market economic following Chinese typical model). Chính phủ Việt Nam cố gắng định hướng nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường (market-oriented economy), giá cả hàng hóa và dịch vụ được quyết định bởi quan hệ cung – cầu. Tuy nhiên, chiến lược mang tính tham vọng này đối mặt với rất nhiều vấn đề. Liệu mô hình tăng trưởng kinh tế này đang gặp phải những cản ngại thị trường và sai lầm thị trường nào ở Việt Nam? Làm thế nào để mô hình này vận hành phù hợp và đáp ứng với bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam? Việt Nam có thể vận dụng mô hình tăng trưởng nào của các nước phát triển ở châu Á, Đông Á cho thập niêm 2030? Bài viết nhằm phân tích và nêu ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế gợi ý cho Việt Nam hướng đến thập niên 2030. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước tăng trưởng cao trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và vùng Đông Nam Á như Singapore, từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất những mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam là phương pháp tiếp cận chính. Ngoài ra, số liệu thống kê về các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ các nguồn tin chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) được tham khảo, phân tích và hệ thống hóa. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Mô hình tăng trưởng theo hướng đầu tư và thương mại Các quốc gia theo mô hình này, nền kinh tế có xu hướng đầu tư và tăng trưởng kinh tế nhờ vào hiệu quả của quá trình đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực. Từ những năm 1960, với độ mở lớn (Degree of openness) của nền kinh tế đã thu hút một tỷ lệ đầu tư lớn ở các quốc gia gọi là Bốn con Hổ (Four Tigers) hoặc Bốn con Rồng (Four Dragons) (gồm Hàn Quố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: