Mô hình Tập đoàn đại học Quốc gia của Nhật Bản và mô hình Đại học Quốc gia theo Dự thảo Luật giáo dục Đại học Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 193.41 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế, giáo dục phát triển hàng đầu thế giới. Là một nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về phong tục, tập quán cũng như quan điểm giáo dục. Chính vì vậy, việc tìm hiểu mô hình tổ chức các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của Nhật Bản để áp dụng những kinh nghiệm hợp lý tại Việt Nam là điều rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang tiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình Tập đoàn đại học Quốc gia của Nhật Bản và mô hình Đại học Quốc gia theo Dự thảo Luật giáo dục Đại học Việt Nam Mô hình Tập đoàn đại học Quốc gia của Nhật Bản và mô hình Đại học Quốc gia theo Dự thảo Luật giáo dục Đại học Việt Nam Đại học Tokyo. Ảnh: St Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế, giáo dục phát triển hàng đầu thế giới. Là một nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về phong tục, tập quán cũng như quan điểm giáo dục. Chính vì vậy, việc tìm hiểu mô hình tổ chức các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của Nhật Bản để áp dụng những kinh nghiệm hợp lý tại Việt Nam là điều rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa về mọi mặt, trong đó giáo dục đóng vai trò là một trong những yếu tố quyết định. Bài viết giới thiệu một số nét khái quát về mô hình Tập đoàn Đại học quốc gia (ĐHQG) của Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu này chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở đóng góp cho quá trình xây dựng Luật GDĐH đang được Quốc hội chuẩn bị thông qua. 1. Một số nét khái quát về mô hình Tập đoàn Đại học quốc gia của Nhật Bản Mô hình cơ sở GDĐH Nhật Bản theo định hướng tổ chức thành các Tập đoàn ĐHQG (National University Corporation), nếu dịch theo tiếng Nhật sẽ là pháp nhân ĐHQG (hay ĐHQG được trao tư cách pháp nhân) nhằm tạo điều kiện cho mỗi ĐHQG phát triển thành một tổ chức đào tạo và nghiên cứu độc đáo riêng trên cơ sở tự chủ và độc lập về quản lý, đồng thời nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ các đại học công lập về mặt xúc tiến nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ chuyên môn có trình độ tốt nhất. Đây là một mô hình đang được nghiên cứu và triển khai tại Nhật Bản nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách giáo dục. Ban đầu, sự cải cách này chỉ nhắm đến các ĐHQG (hay đại học công lập cấp độ quốc gia) nhưng ngay sau khi triển khai đã áp dụng đồng thời cho tất các các đại học công (đại học của tỉnh, thành phố). 1.1. Mục tiêu của việc tập đoàn hóa các Đại học quốc gia của Nhật Bản - Xúc tiến cải cách đại học: Việc tập đoàn hóa các ĐHQG được xem như là bộ phận của quá trình cải cách đại học nhằm tạo ra các đại học năng động có tính cạnh tranh quốc tế, được cải cách về hành chính, cho phép sử dụng nguồn lực quản trị bên ngoài, cải thiện hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, tạo ra các đại học có tính đặc thù riêng. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề quan trọng là phải đạt đến một mô hình đại học với giảm thiểu sự kiểm soát của nhà nước về mặt ngân sách, tổ chức, nhân sự và tăng cường tối đa tính riêng biệt của các đại học. - Hoàn thành sứ mạng và chức năng của các ĐHQG: Các ĐHQG Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc phát triển nghiên cứu khoa học, đào tạo ra các nhà khoa học, nghiên cứu Nhật Bản. Các ĐHQG của Nhật Bản phân bố đều trên khắp lãnh thổ Nhật Bản, có điều kiện thuận lợi trong việc tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân Nhật Bản không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, điều kiện địa lý. Chính vì vậy, việc tập đoàn hóa các ĐHQG không được làm thay đổi sứ mạng và chức năng của các ĐHQG mà ngược lại, phải phục vụ cho mục tiêu đáp ứng kỳ vọng trở thành nền tảng “tri thức” của nước Nhật trong thế kỷ 21. - Tôn trọng tính độc lập và tự chủ của các ĐHQG: Tính tự chủ và độc lập của các ĐHQG cần được tôn trọng, sự đặc thù trong điều hành của mỗi trường cần được tăng cường. 1.2 Tổ chức bộ máy Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy của các Tập đoàn ĐHQG phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: (i) Mỗi tập đoàn đại học có một pháp nhân riêng; (ii) Tên của tập đoàn đại học cần thể hiện được tên của đại học trước đây, sự kế thừa về hoạt động, truyền thống và lịch sử của trường; (iii) Nhà nước là chủ thể sáng lập trường; (iv) Các cơ sở vật chất không thể thiếu cho mục đích đào tạo và nghiên cứu như thư viện, các khoa/trường, bệnh viện, các phòng thí nghiệm trực thuộc được giữ lại cho trường; (v) Tùy thuộc hiện trạng quản lý và khả năng tự điều hành, tự trang trải chi phí, một số cơ sở vật chất, thiết bị của trường có thể được tách khỏi tập đoàn đại học để hình thành doanh nghiệp khác; nếu cần, tập đoàn đại học có thể tài trợ cho các doanh nghiệp dạng này; (vi) Cần có quy định chặt chẽ của pháp luật liên quan đến sự thành lập và hoạt động của tập đoàn ĐHQG. Từ các nguyên tắc trên, bộ máy điều hành của Tập đoàn ĐHQG bao gồm các cơ quan sau: a. Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc, một số Phó Giám đốc và hai kiểm sát viên. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất, có năng lực lãnh đạo và kỹ năng quản lý tốt, thống nhất được nội bộ và là người đưa ra quyết định cuối cùng. Các kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Tập đoàn đại học và khi cần thiết phải báo cáo ý kiến về kết quả kiểm tra cho Giám đốc hoặc Bộ trưởng. Nội dung đào tạo, nghiên cứu không là đối tượng kiểm tra. Ít nhất một trong hai kiểm sát viên cần là người bên ngoài trường nhưng am hiểu hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý đại học. Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc theo từng mảng công việc như hành chính, nghiên cứu khoa học, đào tạo và sinh viên, tài chính kế toán, nhân sự, cơ sở vật chất, thông tin học thuật, môi trường và sức khỏe, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, quan hệ quốc tế. Trừ kiểm sát viên, các thành viên khác trong Ban giám đốc không chỉ được bổ nhiệm từ nguồn nội bộ nhà trường mà còn từ bên ngoài trường và kiêm nhiệm (nếu cần). Giám đốc được quyền bổ nhiệm chuyên viên văn phòng vào vị trí Ban giám đốc. Các cán bộ ngoài Ban giám đốc cũng được tuyển dụng từ bên ngoài trường. Tích cực bổ nhiệm phái nữ vào Ban giám đốc cũng như đội ngũ cán bộ khác. Số lượng thành viên Ban giám đốc thay đổi tùy qui mô, số lượng khoa/trường trực thuộc, số lượng cán bộ của Tập đoàn đại học. b. Các tổ chức điều hành cấp cao khác: Có các bộ phận quản lý đáp ứng và hoàn thành được trách nhiệm quản lý đặc thù của Tập đoàn về dự toán và thực hiện ngân sách, quản lý tài sản, tổ c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình Tập đoàn đại học Quốc gia của Nhật Bản và mô hình Đại học Quốc gia theo Dự thảo Luật giáo dục Đại học Việt Nam Mô hình Tập đoàn đại học Quốc gia của Nhật Bản và mô hình Đại học Quốc gia theo Dự thảo Luật giáo dục Đại học Việt Nam Đại học Tokyo. Ảnh: St Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế, giáo dục phát triển hàng đầu thế giới. Là một nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về phong tục, tập quán cũng như quan điểm giáo dục. Chính vì vậy, việc tìm hiểu mô hình tổ chức các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của Nhật Bản để áp dụng những kinh nghiệm hợp lý tại Việt Nam là điều rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa về mọi mặt, trong đó giáo dục đóng vai trò là một trong những yếu tố quyết định. Bài viết giới thiệu một số nét khái quát về mô hình Tập đoàn Đại học quốc gia (ĐHQG) của Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu này chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở đóng góp cho quá trình xây dựng Luật GDĐH đang được Quốc hội chuẩn bị thông qua. 1. Một số nét khái quát về mô hình Tập đoàn Đại học quốc gia của Nhật Bản Mô hình cơ sở GDĐH Nhật Bản theo định hướng tổ chức thành các Tập đoàn ĐHQG (National University Corporation), nếu dịch theo tiếng Nhật sẽ là pháp nhân ĐHQG (hay ĐHQG được trao tư cách pháp nhân) nhằm tạo điều kiện cho mỗi ĐHQG phát triển thành một tổ chức đào tạo và nghiên cứu độc đáo riêng trên cơ sở tự chủ và độc lập về quản lý, đồng thời nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ các đại học công lập về mặt xúc tiến nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ chuyên môn có trình độ tốt nhất. Đây là một mô hình đang được nghiên cứu và triển khai tại Nhật Bản nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách giáo dục. Ban đầu, sự cải cách này chỉ nhắm đến các ĐHQG (hay đại học công lập cấp độ quốc gia) nhưng ngay sau khi triển khai đã áp dụng đồng thời cho tất các các đại học công (đại học của tỉnh, thành phố). 1.1. Mục tiêu của việc tập đoàn hóa các Đại học quốc gia của Nhật Bản - Xúc tiến cải cách đại học: Việc tập đoàn hóa các ĐHQG được xem như là bộ phận của quá trình cải cách đại học nhằm tạo ra các đại học năng động có tính cạnh tranh quốc tế, được cải cách về hành chính, cho phép sử dụng nguồn lực quản trị bên ngoài, cải thiện hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, tạo ra các đại học có tính đặc thù riêng. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề quan trọng là phải đạt đến một mô hình đại học với giảm thiểu sự kiểm soát của nhà nước về mặt ngân sách, tổ chức, nhân sự và tăng cường tối đa tính riêng biệt của các đại học. - Hoàn thành sứ mạng và chức năng của các ĐHQG: Các ĐHQG Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc phát triển nghiên cứu khoa học, đào tạo ra các nhà khoa học, nghiên cứu Nhật Bản. Các ĐHQG của Nhật Bản phân bố đều trên khắp lãnh thổ Nhật Bản, có điều kiện thuận lợi trong việc tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân Nhật Bản không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, điều kiện địa lý. Chính vì vậy, việc tập đoàn hóa các ĐHQG không được làm thay đổi sứ mạng và chức năng của các ĐHQG mà ngược lại, phải phục vụ cho mục tiêu đáp ứng kỳ vọng trở thành nền tảng “tri thức” của nước Nhật trong thế kỷ 21. - Tôn trọng tính độc lập và tự chủ của các ĐHQG: Tính tự chủ và độc lập của các ĐHQG cần được tôn trọng, sự đặc thù trong điều hành của mỗi trường cần được tăng cường. 1.2 Tổ chức bộ máy Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy của các Tập đoàn ĐHQG phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: (i) Mỗi tập đoàn đại học có một pháp nhân riêng; (ii) Tên của tập đoàn đại học cần thể hiện được tên của đại học trước đây, sự kế thừa về hoạt động, truyền thống và lịch sử của trường; (iii) Nhà nước là chủ thể sáng lập trường; (iv) Các cơ sở vật chất không thể thiếu cho mục đích đào tạo và nghiên cứu như thư viện, các khoa/trường, bệnh viện, các phòng thí nghiệm trực thuộc được giữ lại cho trường; (v) Tùy thuộc hiện trạng quản lý và khả năng tự điều hành, tự trang trải chi phí, một số cơ sở vật chất, thiết bị của trường có thể được tách khỏi tập đoàn đại học để hình thành doanh nghiệp khác; nếu cần, tập đoàn đại học có thể tài trợ cho các doanh nghiệp dạng này; (vi) Cần có quy định chặt chẽ của pháp luật liên quan đến sự thành lập và hoạt động của tập đoàn ĐHQG. Từ các nguyên tắc trên, bộ máy điều hành của Tập đoàn ĐHQG bao gồm các cơ quan sau: a. Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc, một số Phó Giám đốc và hai kiểm sát viên. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất, có năng lực lãnh đạo và kỹ năng quản lý tốt, thống nhất được nội bộ và là người đưa ra quyết định cuối cùng. Các kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Tập đoàn đại học và khi cần thiết phải báo cáo ý kiến về kết quả kiểm tra cho Giám đốc hoặc Bộ trưởng. Nội dung đào tạo, nghiên cứu không là đối tượng kiểm tra. Ít nhất một trong hai kiểm sát viên cần là người bên ngoài trường nhưng am hiểu hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý đại học. Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc theo từng mảng công việc như hành chính, nghiên cứu khoa học, đào tạo và sinh viên, tài chính kế toán, nhân sự, cơ sở vật chất, thông tin học thuật, môi trường và sức khỏe, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, quan hệ quốc tế. Trừ kiểm sát viên, các thành viên khác trong Ban giám đốc không chỉ được bổ nhiệm từ nguồn nội bộ nhà trường mà còn từ bên ngoài trường và kiêm nhiệm (nếu cần). Giám đốc được quyền bổ nhiệm chuyên viên văn phòng vào vị trí Ban giám đốc. Các cán bộ ngoài Ban giám đốc cũng được tuyển dụng từ bên ngoài trường. Tích cực bổ nhiệm phái nữ vào Ban giám đốc cũng như đội ngũ cán bộ khác. Số lượng thành viên Ban giám đốc thay đổi tùy qui mô, số lượng khoa/trường trực thuộc, số lượng cán bộ của Tập đoàn đại học. b. Các tổ chức điều hành cấp cao khác: Có các bộ phận quản lý đáp ứng và hoàn thành được trách nhiệm quản lý đặc thù của Tập đoàn về dự toán và thực hiện ngân sách, quản lý tài sản, tổ c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình Tập đoàn đại học Quốc gia Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0