Danh mục

Mô hình Tòa án Hiến pháp ở Cộng hòa Áo

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Toà án Hiến pháp Áo được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) với đặc trưng điển hình là có vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập với ba nhánh quyền lực nhà nước. Đây là đại diện tiêu biểu cho mô hình Châu Âu (hay còn gọi là mô hình Áo) - một trong ba loại mô hình điển hình của chế định cơ quan bảo hiến tồn tại cho đến ngày nay. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình Tòa án Hiến pháp ở Cộng hòa Áo Mô hình Tòa án Hiến pháp ở Cộng hòa Áo Toà án Hiến pháp Áo được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) với đặc trưng điển hình là có vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập với ba nhánh quyền lực nhà nước. Đây là đại diện tiêu biểu cho mô hình Châu Âu (hay còn gọi là mô hình Áo) - một trong ba loại mô hình điển hình của chế định cơ quan bảo hiến tồn tại cho đến ngày nay. “Chế định này đã lan truyền rộng rãi, được khẳng định ở các nước Châu Âu, ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, ở các nước Đông Âu, các nước đang phát triển mà trước đó, chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại”. 1 1. Toà án hiến pháp áo trong thể chế chính trị cộng hoà Áo Cộng hoà Áo được thành lập năm 1918 sau sự sụp đổ nền quân chủ Áo - Hung. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đất nước Áo bị phát xít Đức chiếm đóng, đến năm 1955, sau khi bản Hòa ước quốc gia Áo và bốn nước đồng minh được ký kết thì nước Áo mới chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và trung lập vĩnh viễn. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Áo ra đời năm 1920, là cơ sở pháp lý tối cao cho việc ra đời Nhà nước Cộng hoà tổng thống Liên bang Áo và thiết lập ba hệ thống cơ quan quyền lực theo thuyết “tam quyền phân lập” với quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ liên bang, Chính phủ bang và quyền tư pháp thuộc hệ thống toà án. Toà án Hiến pháp Áo là sản phẩm pháp lý được phái sinh trên cơ sở của bản Hiến pháp đó. Nó được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) của học giả, luật sư nổi tiếng người Đức là Hans Kelsen. Cùng sự phát triển và đổi thay của đất nước, chế định Toà án Hiến pháp Áo cũng có sự thay đổi theo, đặc biệt vào các năm 1929, 1975, 1981 và 1984. 1.1. Vị trí của Toà án Hiến pháp Áo Không như các nước theo mô hình giám sát Hiến pháp tư pháp kiểu Mỹ (American Mode) với quy định Toà án Hiến pháp thuộc nhánh quyền lực tư pháp mà ở đó “bất cứ toà án nào cũng có quyền kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật”2; cũng không như ở các nước theo mô hình hỗn hợp mà ở đó thẩm quyền giám sát hiến pháp được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhau như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc một cơ quan đặc biệt của Nghị viện mà không có một cơ quan bảo hiến chuyên trách được thành lập (như Việt Nam, Trung Quốc), Toà án Hiến pháp Áo được quy định là một cơ quan chuyên trách có cơ cấu, tổ chức và hoạt động hoàn toàn độc lập và được đánh giá như là một “nhánh quyền lực thứ tư” trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước Cộng hoà Áo. Để đảm bảo vị trí độc lập này, Hiến pháp và Luật liên bang phần Toà án Hiến pháp (Verfassungsgerichtshofgesetz – VfGG) có rất nhiều quy định mang tính đảm bảo về con đường hình thành thẩm phán, quá trình ra quyết định và giá trị pháp lý của các quyết định, quản lý nhân sự cũng như về nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của Toà án Hiến pháp. Ví dụ, trong Hiến pháp 1920 quy định “việc quản lý nhân sự (hành chính) và ngân sách trên thực tế của Toà án Hiến pháp Áo thuộc quyền của Tổng thống Liên bang; nhân viên của Toà án Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm; ngân sách do Viện Dân tộc quyết định trong khuôn khổ ngân sách hằng năm của Liên bang”3. 1.2. Vai trò của Toà án Hiến pháp Áo Như các cơ quan bảo hiến ở các nước khác trên thế giới, Toà án Hiến pháp Áo là một cơ quan có vai trò “đảm bảo sự ổn định và tính tối cao của Hiến pháp, sự tuân thủ những mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, bảo vệ những quyền và tự do hiến định của con người”. Vai trò to lớn này được thể hiện thông qua những quy định về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Toà án Hiến pháp Áo. Hiến pháp Áo quy định: “Nhằm ngăn ngừa sự xung đột quyền lực, Toà án Hiến pháp được trao quyền quyết định một vấn đề của lập pháp hoặc hành pháp là thuộc về Liên bang hay thẩm quyền các bang” (Khoản 2 Điều 138); Toà án Hiến pháp Áo có quyền quy trách nhiệm pháp lý (cách chức hoặc truy tố trách nhiệm hình sự) các cơ quan tối cao của Liên bang (Tổng thống, các thành viên Chính phủ) hoặc của các bang (Điều 142 và 143). 2. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 2.1. Cơ sở pháp lý, số lượng thành viên và nguyên tắc hình thành Theo quy định của Hiến pháp Áo năm 1920 thì Toà án Hiến pháp Áo có tổng cộng 18 thành viên, gồm 12 Thẩm phán chính thức (Members), trong đó có một Chánh án (a President); một Phó Chánh án (a Vice - President); và 06 thẩm phán dự khuyết (Substitute Members) - người sẽ thay thế thẩm phán chính thức khi vắng mặt. Trong số các Thẩm phán chính thức trên (trừ Chánh án), Toà án sẽ chỉ định ra 09 Thẩm phán chuyên làm công tác soạn thảo (reporting judges – Standige Referenten) với nhiệm kỳ ba năm và mỗi người trong số họ có ít nhất là hai (chủ yếu là ba) thư ký luật (law clerk) để giúp việc cho mình. Nguyên tắc hình thành Kể từ 1920 cho đến năm 1929, 18 thành viên của Tòa án Hiến pháp Áo đều được Viện Dân tộc (National Council) và Viện Liên bang (Federal Council) chỉ định, mỗi Viện được chỉ định 09 thành viên. Bổ Tổng thống liên bang bổ nhiệm theo yêu nhiệm cầu Đề nghị Thẩm Thẩm Chánh Phó chánh phán Chức danh đề nghị phán dự án án chính khuyết thức Chính phủ Liên 1 1 1 6 3 bang 2 Viện Dân tộc 0 0 3 2 3 Vi ...

Tài liệu được xem nhiều: