Mở rộng hợp tác quốc tế lĩnh vực ngân hàng và khuyến nghị chính sách
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 964.17 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tóm tắt một số thành tựu trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm gần đây (2011 - 2015). Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích về những khó khăn, thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập để qua đó có sự chuẩn bị về nguồn lực và chính sách để việc hội nhập sâu rộng của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hơn, cũng như nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng hợp tác quốc tế lĩnh vực ngân hàng và khuyến nghị chính sách MỞ RỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TS. Đào Minh Phúc1 Tóm tắt Bài viết tóm tắt một số thành tựu trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm gần đây (2011 - 2015). Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích về những khó khăn, thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập để qua đó có sự chuẩn bị về nguồn lực và chính sách để việc hội nhập sâu rộng của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hơn, cũng như nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ khóa: hệ thống ngân hàng, hội nhập quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng sinh lời Thế giới, trong những năm vừa qua với xu thế gia tăng tính toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng như sự phụ thuộc ngày càng lớn giữa các nền kinh tế. Với tốc độ phát triển nhanh và mạnh, hệ thống ngân hàng thế giới đang ngày càng có tính liên kết và tương tác, phụ thuộc lẫn nhau, đem đến và củng cố những cơ hội kinh doanh mới cho các thị trường, các quốc gia nhưng cũng mang theo những rủi ro, bất ổn từ khu vực này sang những khu vực khác. Hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đến lúc không thể thiếu và trở thành một xu hướng tất yếu trên thế giới. 1. Một số thành tựu của hệ thống ngân hàng trong hội nhập quốc tế Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để kinh tế đất nước từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam cũng từng bước đổi mới và hoàn thiện về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động cũng như công tác quản lý và điều hành, công nghệ và dịch vụ ngân hàng, chủ động hội nhập quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã phát triển được hệ thống ngân hàng đa sở hữu và một thể chế ngân hàng tương đối hoàn chỉnh, khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động ngân hàng đã liên tục được hoàn thiện phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng ngày càng được nâng cao; chính sách tiền tệ được hoạch định và điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; hệ thống giám sát an toàn hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện đồng bộ hơn; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân 1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Email: minhphucdao09@gmail.com 455 hàng được mở rộng và phát triển, góp phần thu hút các nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ngày càng thực hiện đúng đắn hơn vai trò của ngân hàng trung ương trong kinh tế thị trường, đồng thời làm tròn nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng. Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và mạng lưới, loại hình sở hữu, công nghệ, dịch vụ, ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của các TCTD ngày càng được chú trọng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng dần theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chủ động từng bước hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang được cơ cấu lại theo hướng giảm về số lượng, nhưng tăng về quy mô, chất lượng hoạt động, trình độ nghiệp vụ, quản lý và điều hành. Số lượng ngân hàng giảm, song quy mô vốn, tài sản, chất lượng hoạt động đã được tăng lên đáng kể, từng bước thực hiện quản trị rủi ro theo quy định của Basel II. Đi đôi với quá trình cải cách, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là việc Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Một minh chứng cho bước chuyển đổi tích cực trong quá trình tham gia sâu và rộng của ngành ngân hàng Việt Nam thời gian qua là tham gia với vai trò hội viên sáng lập AIIB. Ngày 24/10/2014, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đại diện cho Việt Nam, đã ký Điều lệ Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) cùng lãnh đạo Chính phủ của 21 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh dấu sự ra đời của AIIB. Tính đến nay, AIIB hiện có 57 thành viên sáng lập tiềm năng (trong đó có 37 nước thành viên khu vực và 20 nước ngoài khu vực). Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế với tư cách là thành viên sáng lập, đánh dấu bước chuyển đổi tích cực trong vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong việc tham gia xây dựng chính sách, luật chơi cho một tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế trong vai trò bình đẳng với các cường quốc khác. Nhìn chung, có thể khái quát một số thành tựu nổi bật của ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế trong thời gian qua như sau: Một là, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, NHNN đã không ngừng nỗ lực, củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng, tăng cường huy động hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam. Tới nay, NHNN đã hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 4 hiệp định tự do với các đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới. 456 Trong 5 năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước huy động hiệu quả nhất nguồn vốn huy động của WB, ADB, IMF. Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động hợp tác và tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung, đẩy mạnh tìm kiếm đối tác và các nhà tài trợ tiềm năng, xúc tiến gia nhập các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mới như Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á - Âu, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á nhằm mở rộng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hai là, hoạt động quản lý và điều hành của NHNN đã và đang được đổi mới theo hướng tíc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng hợp tác quốc tế lĩnh vực ngân hàng và khuyến nghị chính sách MỞ RỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TS. Đào Minh Phúc1 Tóm tắt Bài viết tóm tắt một số thành tựu trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm gần đây (2011 - 2015). Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích về những khó khăn, thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập để qua đó có sự chuẩn bị về nguồn lực và chính sách để việc hội nhập sâu rộng của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hơn, cũng như nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ khóa: hệ thống ngân hàng, hội nhập quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng sinh lời Thế giới, trong những năm vừa qua với xu thế gia tăng tính toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng như sự phụ thuộc ngày càng lớn giữa các nền kinh tế. Với tốc độ phát triển nhanh và mạnh, hệ thống ngân hàng thế giới đang ngày càng có tính liên kết và tương tác, phụ thuộc lẫn nhau, đem đến và củng cố những cơ hội kinh doanh mới cho các thị trường, các quốc gia nhưng cũng mang theo những rủi ro, bất ổn từ khu vực này sang những khu vực khác. Hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đến lúc không thể thiếu và trở thành một xu hướng tất yếu trên thế giới. 1. Một số thành tựu của hệ thống ngân hàng trong hội nhập quốc tế Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để kinh tế đất nước từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam cũng từng bước đổi mới và hoàn thiện về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động cũng như công tác quản lý và điều hành, công nghệ và dịch vụ ngân hàng, chủ động hội nhập quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã phát triển được hệ thống ngân hàng đa sở hữu và một thể chế ngân hàng tương đối hoàn chỉnh, khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động ngân hàng đã liên tục được hoàn thiện phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng ngày càng được nâng cao; chính sách tiền tệ được hoạch định và điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; hệ thống giám sát an toàn hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện đồng bộ hơn; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân 1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Email: minhphucdao09@gmail.com 455 hàng được mở rộng và phát triển, góp phần thu hút các nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ngày càng thực hiện đúng đắn hơn vai trò của ngân hàng trung ương trong kinh tế thị trường, đồng thời làm tròn nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng. Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và mạng lưới, loại hình sở hữu, công nghệ, dịch vụ, ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của các TCTD ngày càng được chú trọng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng dần theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chủ động từng bước hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang được cơ cấu lại theo hướng giảm về số lượng, nhưng tăng về quy mô, chất lượng hoạt động, trình độ nghiệp vụ, quản lý và điều hành. Số lượng ngân hàng giảm, song quy mô vốn, tài sản, chất lượng hoạt động đã được tăng lên đáng kể, từng bước thực hiện quản trị rủi ro theo quy định của Basel II. Đi đôi với quá trình cải cách, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là việc Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Một minh chứng cho bước chuyển đổi tích cực trong quá trình tham gia sâu và rộng của ngành ngân hàng Việt Nam thời gian qua là tham gia với vai trò hội viên sáng lập AIIB. Ngày 24/10/2014, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đại diện cho Việt Nam, đã ký Điều lệ Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) cùng lãnh đạo Chính phủ của 21 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh dấu sự ra đời của AIIB. Tính đến nay, AIIB hiện có 57 thành viên sáng lập tiềm năng (trong đó có 37 nước thành viên khu vực và 20 nước ngoài khu vực). Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế với tư cách là thành viên sáng lập, đánh dấu bước chuyển đổi tích cực trong vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong việc tham gia xây dựng chính sách, luật chơi cho một tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế trong vai trò bình đẳng với các cường quốc khác. Nhìn chung, có thể khái quát một số thành tựu nổi bật của ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế trong thời gian qua như sau: Một là, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, NHNN đã không ngừng nỗ lực, củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng, tăng cường huy động hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam. Tới nay, NHNN đã hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 4 hiệp định tự do với các đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới. 456 Trong 5 năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước huy động hiệu quả nhất nguồn vốn huy động của WB, ADB, IMF. Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động hợp tác và tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung, đẩy mạnh tìm kiếm đối tác và các nhà tài trợ tiềm năng, xúc tiến gia nhập các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mới như Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á - Âu, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á nhằm mở rộng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hai là, hoạt động quản lý và điều hành của NHNN đã và đang được đổi mới theo hướng tíc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống ngân hàng Hội nhập quốc tế Tỷ lệ an toàn vốn Khả năng sinh lời Công tác quản lý rủi ro tài chínhTài liệu liên quan:
-
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 176 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 168 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 158 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 151 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 144 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 105 0 0 -
Kinh tế Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA: Thực trạng và giải pháp
8 trang 99 0 0 -
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 trang 93 0 0 -
89 trang 92 0 0
-
Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở VN
9 trang 92 0 0