Danh mục

Mộc bản triều Nguyễn, kho sử liệu vô giá

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mộc bản triều Nguyễn, kho sử liệu vô giá Thứ tư, 05 Tháng 1 2011 06:53 Mộc bản triều Nguyễn, kho sử liệu vô giá ND - Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán - Nôm được người xưa khắc gỗ để in ra các loại sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ðây là những tài liệu vô cùng giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại. Kho tàng tài liệu mộc bản triều Nguyễn có hơn 34 nghìn tấm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mộc bản triều Nguyễn, kho sử liệu vô giá Mộc bản triều Nguyễn, kho sửliệu vô giáThứ tư, 05 Tháng 1 2011 06:53Mộc bản triều Nguyễn, kho sử liệu vô giáND - Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán - Nômđược người xưa khắc gỗ để in ra các loại sách tại Việt Nam vàothế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Ðây là những tài liệu vô cùng giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứulịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại. Kho tàng tài liệu mộcbản triều Nguyễn có hơn 34 nghìn tấm, phần lớn được khắc haimặt, hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4. Năm2007, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm hồ sơ trìnhUNESCO và ngày 30-7-2009, mộc bản triều Nguyễn đã đượcUNESCO chính thức đưa vào Chương trình Ký ức thế giới. Ðâylà di sản tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhậnlà Di sản tư liệu thế giới...Ðầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư hơn 50 tỷ đồng đểnâng cấp khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ (số 5 Yết Kiêu, phường 5,Ðà Lạt) và sau một năm thi công trùng tu, dịp cuối năm 2008, khubiệt điện tráng lệ này đã trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4,thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Thạc sĩ Phạm Thị Huệ, Giámđốc Trung tâm, cho biết: Trong ba tòa biệt thự, hệ thống tài liệuđã được trưng bày theo hai chuyên đề lớn: Lưu trữ Việt Nam từ1962 đến nay (lịch sử của ngành lưu trữ Việt Nam) và Miền trung -Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó cómảng đặc sắc là mộc bản triều Nguyễn. Nội dung tài liệu mộc bảnrất phong phú và đa dạng, vừa có ý nghĩa lịch sử và văn hóa ViệtNam, vừa có giá trị quốc tế; phương pháp chế tác và vật liệu chếtác cũng hết sức đặc biệt....Trước năm 1960, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được lưu trữ tạiHuế. Từ năm 1960, được chuyển từ Huế về Ðà Lạt. Quá trình dichuyển kho tàng tài liệu này hết sức công phu, phải tổ chức dichuyển làm ba lần mới hoàn thành. Từ năm 1961 đến 1975, dướichế độ Việt Nam Cộng hòa, tài liệu mộc bản triều Nguyễn đượccất giữ tại Chi nhánh Văn khố Ðà Lạt. Do một thời gian dài điềukiện bảo quản không tốt nên bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng.Sau năm 1975, toàn bộ mộc bản triều Nguyễn đã được giao về CụcLưu trữ Nhà nước, bảo quản tại nhà Dòng Chúa cứu thế và từ năm1984 đến nay được chuyển về bảo quản tại khu biệt điện Trần LệXuân cũ, nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4...Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữHán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằmphổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điềuluật bắt buộc thần dân y tuân. Ðó cũng là những bản khắc lưutruyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịchsử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã... Tất cả các bảnthảo nói trên đều được đích danh Hoàng Ðế ngự lãm, phê duyệtbằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhấttrong cung đình khắc lên gỗ quý.Kho tàng mộc bản triều Nguyễn có trên 34.000 tấm, nội dung rấtphong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt về xã hội Việt Nam dướithời Nguyễn:- Về lịch sử: có 30 bộ sách, gồm 836 quyển; ghi chép về lịch sửViệt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn.- Về địa lý: có hai bộ sách, gồm 20 quyển; ghi chép về địa lý đãthống nhất ở Việt Nam và ghi chép về Hoàng thành Huế.- Về chính trị - xã hội: có năm bộ sách, gồm 16 quyển; ghi chép vềsách lược của các triều đại phong kiến Việt Nam.- Về quân sự: có năm bộ sách, gồm 151 quyển; ghi chép về việcđánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Bình Thuận và mộtsố nơi khác.- Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển; ghi chép về các điểnchế và pháp luật triều Nguyễn.- Về tư tưởng, triết học, tôn giáo: có 13 bộ sách, gồm 22 quyển; ghichép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia.- Về văn thơ: có 39 bộ, gồm 265 quyển; ghi chép thơ văn của cácbậc đế vương và Nho gia nổi tiếng Việt Nam...- Về ngôn ngữ văn tự: có 14 bộ sách, gồm 50 quyển; giải nghĩaLuận ngữ bằng thơ Nôm.- Về quan hệ quốc tế: tài liệu mộc bản còn có giá trị khi tìm hiểuvề lịch sử, văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan, Trung Quốc, Pháp... Ngự chế văn sơ tập, từ một bản in trên giấy dó.Các tấm mộc bản được sản sinh chủ yếu trong quá trình hoạt độngcủa Quốc sử quán triều Nguyễn tại Huế. Ngoài ra, còn bao gồm cảnhững ván khắc in thu ở Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội) đượcđưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc tử giám dưới thời các vị vua MinhMạng và Thiệu Trị.Theo giảng viên Hán - Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biếnnhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chấtliệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽkhông bị lệch. Còn sách Ðại Nam nhất thống chí thì ghi, mộc bảncòn được chế tác từ cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗtrắng, sáng ngời như ngà voi. Một số nhà nghiên cứu Hán- Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ rahết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền nam mới giải phóng, do chưahiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nênviệc bảo quản và ...

Tài liệu được xem nhiều: