Danh mục

MỘC HƯƠNG (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác dụng dược lý: Trên thực nghiệm Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột, trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và Acetylcholin, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm gĩan cơ trơn của phế quản (Trung Dược Học). + Nồng độ tinh dầu 1:3000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính ôn (Bản Kinh). + Vị cay đắng, tính nhiệt, không độc (Thang Dịch Bản Thảo). + Vị chua, đắng, tính ấm (Trung Dược...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘC HƯƠNG (Kỳ 3) MỘC HƯƠNG (Kỳ 3)Tác dụng dược lý: + Trên thực nghiệm Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột, trựctiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và Acetylcholin,chống co thắt phế quản, trực tiếp làm gĩan cơ trơn của phế quản (Trung DượcHọc). + Nồng độ tinh dầu 1:3000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng(Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính ôn (Bản Kinh). + Vị cay đắng, tính nhiệt, không độc (Thang Dịch Bản Thảo). + Vị chua, đắng, tính ấm (Trung Dược Học). + Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vị cay, đắng, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị, Tỳ, Bàng quang (Lôi Công Bào Chế DượcTính Giải). + Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân). + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại Trường, Đởm (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách). Tham khảo: + Mộc hương gặp được Thảo quả, Thương truật thì trừ được chứng ôn dịch,trướng ngược. Gặp được hoàng liên giúp sức thì trị được xích bạch lỵ. Mộc hươngtính nó chuyên thông Phế khí, đờm nghẽn ở ngực (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển). + Ông Chu Đan Khê nói rằng Mộc hương có tính cách hành Can khí. Vì vịcủa nó đắng nên dễ vào tâm, nhờ vị cay nên dễ vào Phế, làm cho Tâm Phế điềuhòa, ức chế được hảo củaCan, cho nên không lo hỏa bốc lên chứ không phải làCan khí tự hành vậy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Khí vị của Mộc hương đều đậm, có thể tuyên thông và sơ tán được nhữnggì ngưng tụ và trở trệ ở thượng tiêu và hạ tiêu. Trong bài thuốc có Mộc hương, khi sắc lên mùi thơm bay khắp nhà. Côngdụng của Mộc hương trị về khí, có thể thăng hoặc giáng. Nếu dùng vào thuốc bổ dưỡng thì có tác dụng sơ thông được khí để tránhkhông cho chất béo nhờn ngưng trệ, sít lai khiến cho thuốc không có tác dụng tốt. Vì vậy, trong bài Quy Tỳ Thang có vị Mộc hương. Nếu dùng vào thuốckhổ hàn thì Mộc hương có thể điều hòa, thông sướng được khí cơ, vì vậy, bàiHương Liên Hoàn dùng vị Mộc hương là theo ý đó (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Mộc hương nhập từ Quảng Đông là tốt, gọi là Quảng Mộc hương, mùithơm, không gắt. Trồng ở Tứ Xuyên gọi là Xuyên Mộc hương, cũng giống nhưloại nhập từ Quảng Đông, nhưng mùi không thơm, vị không đậm. Có người gọi rễ cây Mã đâu linh là Thanh Mộc hương. Trồng ở những nơikhác, gọi là Thổ mộc hương, chẳng những không điều hòa được khí, trái lại cònlàm hao tổn chân khí và trợ hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Thường dùng vỏ Mộc hương nam còn gọi là vỏ Rụt (Ilexgodajam Colebr.ex Wall), họ Nhựa Ruồi (Iliaceae) để thay thế Mộc hương (Dược Liệu Việt Nam

Tài liệu được xem nhiều: